Giúp em làm đề văn này với ạ! Em cảm ơn nhiều. Đề: Thuyết minh về cây bút bi. ( Không chép mạng)

2 câu trả lời

*Bạn tham khảo nha*

1. Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về chiếu bút bi

2. Thân bài

- Tóm tắt lại sự việc

- Giới thiệu công dụng của nó

- Mô tả cấu tạo chiếc bút bi:

+ Hình thái

+ Màu sắc

+ Cấu tạo

- Cách sử dụng chiếc bút bi

- Cách bảo quản

- Ý nghĩa của việc sản xuất và dùng chiếc bút bi 

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của chiếc bút bi

- Suy nghĩ về việc sử dụng bút bi

2. Bài tham khảo

 Thời xưa, các học sinh thường viết một loại mực và bút cọ. Thường thì hay viết những bút máy chấm mực. Qua những trang vở, chiếc bút cọ ấy có thể nói đối với học sinh thì viết rất dễ dàng, chỉ cần chấm mực rồi viết. Nhưng đối với học sinh thời nay, chiếc bút cọ đó đã dần xa lạ. Thay vào đó, chiếc bút bi lại được học sinh ưa thích và sử dụng.

Khi nhắc đến bút bi - một trong số loại bút được sử dụng nhiều ở học sinh, nhất là trung học cơ sở và phổ thông. Chiếc bút này có cấu tạo rất đẹp mắt, nhỏ gọn và tiện lợi trong việc di chuyển trong tay.

Cấu tạo bút bi gồm 2 phần: Vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút thường làm bằng nhựa và được sử dụng để bảo vệ ruột bút bên trong. Để thu hút nhiều tầm mắt ưa thích của mọi người, các nhà sản xuất đã có những cấu tạo hình hài khác nhau, có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang một vẻ nhỏ nhắn và tiện lợi. Cùng với những màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng,... đã làm nổi bật những nét đẹp nhỏ nhắn của chiếc bút bi này.  

Về phần ruột bút, giữ một vai trò quan trọng đó là để tạo ra một chiếc bút hoàn hảo. Ruột bút chủ yếu là nhựa và bên trong thì chứa mực. Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ để tiện lợi trong quá trình đóng mở bút.

Sử dụng rất đơn giản, chỉ cần nhấn nút hay vặn nhẹ thì ruột bút tự động đẩy ra. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng nó. Điều đó đã giúp cho học sinh sử dụng dễ dàng và yêu thích hình dáng nhỏ nhắn của chiếc bút này.

Đối với học sinh, chiếc bút hay bất cứ đồ dùng học tập nào đều quan trọng, vì vậy chúng ta cần bảo quản nó, tránh bị hư hỏng. Đối với em, chiếc bút bi này chính là người bạn đồng hành, người bạn đã, đang và sẽ giúp em có được một tương lai sáng lạng. 

*Tại cái này làm rồi, nên Yonnii làm nhanh thôi, không phải chép mạng hay gì đâu*

Em tham khảo dàn ý sau nhé:

MB:

- Giới thiệu cây bút bi

TB:

- Nguồn gốc, xuất xứ

- Cấu tạo của bút bi:

+ Vỏ bút

+ Ruột bút

+ Lò xo

+ Nút bấm

- Công dụng của bút bi

- Ưu điểm: giá thành rẻ, tiện lợi

KB:

- Nêu suy nghĩ của em về bút bi:

 Bài viết tham khảo:

Chiếc bút bi là đồ dùng không thể thiếu, là người bạn đồng hành cùng em đến trường.

Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý lắm. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đậy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.

Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!

Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.