Giới thiệu về núi Ba Vì ở quê hương em

1 câu trả lời

Đã là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên núi Tản Viên – ngọn núi thiêng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta.

Núi Tản Viên hay còn gọi là núi Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây (nay đã nhập vào Hà Nội), giáp ranh với Hòa Bình. Từ thị xã Sơn Tây vào tới chân núi chưa tới hai mươi cây số. Vào những ngày mùa hạ, nắng đẹp, trời trong, dãy Ba Vì hiện lên với tất cả vẻ hùng vĩ, oai nghiêm và thơ mộng vốn có tự ngàn đời của nó.

Đứng trên đê sông Hồng lộng gió, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ thấy dãy núi xanh thẫm sừng sững in hình trên nền trời biếc. Đỉnh núi chia làm ba ngọn. Cao nhất là ngọn Ngọc Hoa ở giữa, hai bên là ngọn Ông, ngọn Bà. Sáng sớm, mây trắng vờn quanh, Ba Vì thấp thoáng sau làn sương mỏng, trông càng thêm huyền ảo. Buổi trưa, nắng trung du xứ Đoài vàng như hổ phách. Không khí trong veo. Nắng phủ vàng rực triền núi, lấp lánh trên những tán cổ thụ của đại ngàn. Càng về chiều, màu núi càng tím sẫm lại, nổi bật trên nền ráng đỏ của hoàng hôn. Núi Ba Vì lúc ấy trông kì vĩ lạ lùng!

Trải dài ven chân núi là những dãy đồi chập chùng, nhấp nhô như sóng lượn. Màu vàng nâu của những trảng cỏ tranh xen lẫn màu xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Hàng ngàn con bò của nông trường đang thong dong gặm cỏ trên những triền đồi. Màu tím hồng của hoa sim, hoa mua sáng lên dưới nắng.

Hồ Suối Hai như một tấm gương khổng lồ soi bóng trời mây, non nước. Gió thổi, mặt nước lao xao, bóng núi lung linh, chập chờn theo làn sóng. Đủ loại chim như mòng, két, le le… mải mê kiếm mồi. Thỉnh thoảng, chúng bay vút lên, chao lượn giữa không trung bàng bạc hơi sương.

Những năm gần đây, khu du lịch Đồng Mô, Ngải Sơn của Ba Vì đã trở thành một điểm đến đầy lí thú đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên: những rừng cây âm u, dốc đá cheo leo, hiểm trở, những thác nước tung bọt trắng xóa, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Ao Vua nước trong văn vắt nhìn thấu đáy, những hang động ăn sâu vào lòng núi…hấp dẫn vô cùng! Hòa mình vào khung cảnh thơ mộng của núi rừng, bao nhiêu mệt mỏi sẽ tan biến hết, trong lòng ta lại dấy lên niềm vui và tình yêu cuộc sống.

Vẻ đẹp của ngọn núi Ba Vì quê em có thể sánh với vẻ đẹp của ngọn núi Phú Sĩ nước Nhật. Dáng núi Ba Vì đã in sâu vào lòng mỗi con người sinh ra và lớn lên trên xứ sở đầy truyền thuyết và cổ tích. Dẫu biết là huyền thoại nhưng em vẫn tin rằng, giờ đây trên đỉnh ngọn núi thiêng, vị thần tài ba, dũng cảm phi thường là Sơn Tinh vẫn sống hạnh phúc bên nàng Mị Nương xinh đẹp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

6 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước