Giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống của 2 quốc gia Đông Nam Á
1 câu trả lời
Văn hóa là gì? Câu hỏi tưởng chừng như dễ và ai cũng biết, thế nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng trả lời, nhất là khi chủ để này lại có khá nhiều các định nghĩa khác nhau mà chưa theo một định nghĩa chung và cố định nhất. Tuy nhiên theo UNESCO, thì khái niệm về văn hóa được hiểu và định nghĩa như sau: ‘Văn hóa là sự tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo của con người trong cả quá khứ hay thời điểm hiện tại. Trải qua các giai đoạn của thời gian các hoạt động này đã và đang hình thành nên một hệ thống các giá trị mang tính truyền thống và thị hiếu, đây chính là yếu tố để xác định những nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc”
Văn hóa là gì?
Nhìn chung theo định nghĩa của UNESCO thì văn hóa chính là các hoạt động sáng tạo của con người nhưng mang tính cộng đồng và gắn liền với tiến trình phát triển tạo nên những giá trị mang tính nhân văn, đồng thời nó cũng sẽ là yếu tố để nhận dạng ra từng nét riêng trong bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Tuy nhiên thì đây vẫn chỉ là một khía cạnh tương đối eo hẹp, vì nếu vận dụng khái niệm này vào trong các hoạt động quản lý văn hóa của nhà nước có thể khiến chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc như quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật. Tuy nhiên trên thực tế thì quản lý văn hóa không có nghĩa hoàn toàn là như vậy.
Bên cạnh đó, ở một góc độ khác thì người lại văn hóa như một hệ thống các giá trị tinh thần và vật chất do con người tích lũy, sáng tạo ra trong các hoạt động thực tiễn. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong các hoạt động của cuộc sống thường văn hóa thường được hiểu là văn học, là nghệ thuật như: thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các trung tâm văn hóa thì cũng đều có ở khắp nơi để duy trì các hoạt động văn hóa này. Bên cạnh đó thì ở một cách hiểu thông thường khác văn hóa có nghĩa là phong cách sống, bao gồm như: các đối nhân xử thế, các cư xử, phong cách trang phục, ẩm thực, đức tin và cả tri thức mà con người được tiếp nhận… Từ những tính chất này mà chúng ta sẽ lấy đó để nhận định và đánh giá một người nào đó là có văn hóa cao, văn hóa cấp hoặc là vô văn hóa.
Bởi vậy mà định nghĩa một cách chúng nhất thì văn hóa chính là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, trong đó nó sẽ bao gồm 2 khía cạnh là: văn hóa phi vật thể (gắn với những tư tưởng, ngôn ngữ) và văn hóa vật thể như quần áo, các công trình nhà cửa hay các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
2. Việt Nam và những nét văn hóa đặc sắc và đa dạng trong lòng du kháchViệt Nam và những nét văn hóa đặc sắc và đa dạng trong lòng du khách2.1. Đa dạng các nền văn hóa
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng còn các nhóm dân tộc khác lại năm rải rác trên các khu vực núi. Mỗi dân tộc là mỗi nền văn hóa khác nhau, họ có niềm tin, ẩm thực và đặc biệt riêng.
Trong đó văn hóa của người Chăm được xem là một trong những nền văn hóa có lịch sử hình thành sớm nhất trong nên văn hóa của Việt Nam. 54 dân tộc là 54 màu sắc văn hóa khác nhau không chỉ đã và đang xây dựng một nền văn hóa Việt Nam dải hình chữ S thân thương với đầy màu sắc với những con người cần cù, sáng tạo luôn đồng lòng và chung sức xây dựng Việt Nam ngày một phát triển, giàu mạnh trong tất cả mọi mặt
2.2. Tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam
Tại Việt Nam tồn tại khá nhiều các nền tôn giáo khác nhau, từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, v.v … Do đó mà khi khám phá nền văn hóa tại đây bạn sẽ tìm thấy được vô vàn các công trình tôn giáo khác nhau và rất nhiều các công trình trong số đó đã trở thành những điểm thu hút du lịch cuốn hút hàng nghìn du khách đến tham quan và khám phá mỗi năm, ví dụ có thể kể đến như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Văn Miếu (Hà Nội), Nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh), Đền thờ Ấn Độ giáo Mariamman.
Bên cạnh đó tục thờ cúng tổ tiên cũng là một trong những nét đẹp không thể thiếu khi nói về nền văn hóa Việt. Thờ cúng như thể hiện hành động uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng giục,.. của các bậc cha anh đã đi trước. Nên hầu hết trong mỗi gia đình Việt đều có tối thiểu một bàn thờ để thờ tổ tiên trong gia đình. Ngoài những ngày giỗ chính, người Việt ta cũng thường đốt nhang tưởng nhớ trong những dịp đặc biệt khác như: lễ Tết, ngày đầu tiên và ngày rằm trong tháng, ông Công ông Táo, Thanh Minh… Thờ cúng tổ tiên là hoạt động văn hóa đã được hình thành từ rất lâu, cho đến nay hoạt động này vẫn được lưu truyền để thể hiện sự tự tôn với những người đã khuất
2.3. Ẩm thực – nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam
Chắc chắn rồi, một trong những nét đặc trưng không thể thiếu khi nói về nền văn hóa của Việt Nam, không chỉ đa dạng các món giữa các vùng, mà ở mỗi miền cũng có những cách chế biến, cách thưởng thức và đánh giá mùi vị món ăn khác nhau.
Ví dụ khi đến Thái Bình ngoài việc ngắm nhìn những biển lúa bao la và rộng lớn, thì bạn còn được thưởng thức những món ăn mang đặc trưng hương của vị quê lúa nơi đây như: canh cá Quỳnh Côi, bánh Cáy Làng Nguyễn,… Hay như Thắng Cố món ăn đặc sản khi bạn đến với Lào Cai
2.4. Trang phục truyền thống
Nếu như ở thế kỷ 19 trang phục phổ biến của người Việt ta là chiếc áo giao lĩnh, chiếc áo được thiết kế theo kiểu áo choàng có cổ chéo thì đến thời nhà Nguyễn với những ảnh hưởng của nền văn hóa trung đông nó được thay thế bằng áo dài. Đến nay thiết kế của áo dài đã được thay đổi khá nhiều cho phù hợp với với những xu hướng cách tân của thời đại nhưng nó dù là với những thay đổi nào đi nữa thì vượt qua những biến động của thời gian ấy đến nay áo dài đã được coi là quốc phục của người Việt ta
Ngày nay, áo dài được mặc chủ yếu bởi phụ nữ và thường vào trong những dịp đặc biệt như những ngày lễ tết hay cưới hỏi,..
2.5. Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt Nam
Một trong những nét đặc biệt không thể thiếu trong văn hóa của người Việt ta, với sự đa dạng trong nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc đã giúp cho nước ta trở thành một trong những quốc gia quy tụ nhiều lễ hội nhất hiện nay. Thông thường thì lễ hội được tổ chức ra nhằm để ghi nhớ các các sự kiện văn hóa, các sự kiện lịch sử của dân tộc, nhưng dù với mục đích nào thì bản chất chung của các lễ hội này chính là tinh thần cộng đồng.
Lễ hội bao gồm 2 phần là phần lễ và phần hội, trong đó lễ ở đây chính là việc bày tỏ sự tôn nghiêm với những thiên tính và ước mơ của con người về một cuộc sống no đủ, giàu có, một sức khỏe dồi dào, tràn đầy may mắn và thành công trong cuộc sống của bản thân và những người thân của họ; còn hội ở đây nghĩa là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo,… của từng miền
Với lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, nước ta có hàng nghìn lễ hội khác nhau, tuy nhiên có 2 lễ hội lớn nhất mà bất cứ người Việt nào cũng phải nhớ là Tết Nguyên đán và giỗ Tổ vua Hùng, bên cạnh đó cũng có nhiều nhưng lễ hội khác mang phong vị đặc trưng riêng của mỗi tỉnh thành như: Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội; Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh; Hội Gióng ở Sóc Sơn,…
Dù đến nay với những thay đổi của cơ chế thị trường cũng như chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau khiến cho nhiều lễ hội truyền thống của nước ta cũng vì thế mà bị thương mại hóa, bào mòn giá trị và mai một dần. Thế nhưng ở một góc nhỏ nào đó người Việt vẫn luôn ý thức giữ gìn được vẹn nguyên giá trị mà các lễ hội này muốn hướng đến.