Giới thiệu bền lệch hội đấu vật Help me !!!

2 câu trả lời

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng Chín tháng Tám thì về chọi trâu"

Nhắc đến câu ca dao này hẳn mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Hải Phòng – thành phố đất cảng – thành phố hoa Phượng đỏ không thể không nhớ đến Lễ hội Chọi trâu. Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng, được tổ chức chính thức  vào 9/8 âm lịch hàng năm, trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch. Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, gắn với “tục chọi trâu để tế thủy thần” của cư dân vùng biển, một trong những nghi lễ phổ biến từ thời Lý mà năm Mậu Tý 1048 Lý Thái Tông ban hành “Chiếu định phép chọi trâu về mùa xuân”.

Để chuẩn bị người nuôi trâu đã phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kỹ lưỡng trong khoảng một năm. Thông thường thì sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn... mới tìm được con trâu vừa ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương.... là trâu gan. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ. Trâu chọi được nuôi ở chuồng riêng, không tiếp xúc với trâu thường. Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người huấn luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí.

Lễ hội này có tính cộng đồng và tính thiêng liêng. Tính cộng đồng liên làng với triết lý “Trống mọi làng cùng đánh, Thánh mọi làng cùng thờ” để tưởng nhớ công ơn của các vị thần, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”. Đồng thời, củng cố tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, duy trì kỷ cương làng xã. Tính thiêng liêng: được thể hiện rõ trong lễ tế thủy thần ở địa phương. 

Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là "Ông trâu", là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các "Ông trâu" ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.

Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Đúng 8 giờ, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc - nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau bắt đầu trận so tài. Khi đã phân thắng bại, cảnh "Thu trâu" cũng diễn ra vô cùng hấp dẫn bắt bằng được con thắng để phải thi đấu xếp loại, phân ngôi nhất nhì... Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Lễ hội Chọi trâu là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Việt Nam (từ 2013). Thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan thành phố Hải Phòng. Đem lại một nguồn lợi không nhỏ, góp phần quảng bá du lịch cho thành phố Hải Phòng, từ đó có thể thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Lễ hội chọi trâu không chỉ là di sản mà còn là động lực để phát triển kinh tế và cũng là sản phẩm du lịch mà người dân Hải Phòng đang hướng đến. 

Tuy nhiên, lễ hội này vẫn có những hạn chế. Công tác chuẩn bị chưa được chu đáo, hoàn thiện. Chưa làm tốt công tác tuyên truyền. Hơn nữa còn có quá nhiều người ra vào trong quá trình lễ hội diễn ra nên lực lượng an ninh không thể kiểm soát được. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình diễn ra lễ hội. Giá vé xem vào cửa quá cao, tình trạng cá cược, cờ bạc công khai nhưng không bị nhắc nhở, xử lý đã khiến cho lễ hội chọi trâu bị “biến tướng”. Nhiều người đến lễ hội với ý định chuộc lợi, buôn bán thịt trâu với giá “cắt cổ”.

Tóm lại, lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải

Quê hương tôi cứ đến mùa lễ hội lạ có những trò chơi dân gian từ bao đời nay đã rất quen thuộc với cuộc sống làng quên dân dã . Nơi em có rất nhiều là trò chơi dân gian như : đua thuyền , kéo co , xích đu , trống chiêng ... nhưng đặc biệt hơn cả đó là hội đấu vật 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

II. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below. 6. Radioactive pollution is increasing the increased use of radioactivity. A. as B. since C. because of D. because 7. Do you think there would be less conflict in the world if all people the same language? A. spoke B. speak C. had spoken D. will speak 8. Unless you all of my questions, I can’t do anything to help you. A. answered B. answer C. would answer D. are answering 9. Singapore is famous for its …………. streets and green trees. A. cleanliness B. cleanly C. cleaning D. clean 10. If someone into the store, smile and say, “May I help you?” A. comes B. came C. come D. should come 11. It was said that the fish died a powerful toxin in the sea water. A. because of B. because C. since D. as a result 12. “Here’s my phone number”. “Thanks. I’ll give you a call if I some help tomorrow” A. will need B. need C. would need D. needed 13. is the festival celebrated? – Every year. A. When B. How often C. How D. What 14. The death rate would decrease if hygienic conditions improved. A. was B. is C. were D. had been 15. On Christmas Eve, most big cities, especially London are _______ with coloured lights across the streets and enormous Christmas trees. A. decorated B. hang C. put D. made 16. If she him, she would be very happy. A. would meet B. will meet C. met D. should meet 17. Nga is a beautiful girl; ______ , she’s kind - hearted. A. therefore B. however C. moreover D. otherwise 18. If I had enough money, I abroad to improve my English. A. will go B. would go C. went D. should have go to 19. She has read interesting book. A. a B. an C. the D. Ø 20. If it convenient, let’s go out for a drink tonight. A. be B. is C. was D. were

9 lượt xem
1 đáp án
16 giờ trước