giới thiệu 1 hoạt động hạnh phúc của em ngày tết + kết hợp giới thiệu văn hoá cổ truyền dân tộc

1 câu trả lời

Năm nay là xuân Nhâm Dần, em lại thêm được một tuổi mới. Đặc biệt là năm nay em đã được trải nghiệm gói bánh chưng - một loại bánh có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Mới sáng sớm, bà đã ra chợ mua nguyên liệu để làm, nào là gạo nếp, thịt lợn rồi lá dong. Bánh chưng chính là một loại bánh truyền thống của Việt Nam ta đã có từ đời của các Vua Hùng. Bánh chưng thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của con cháu gửi đến cha mẹ, ông bà của mình. Khi mua được nguyên liệu về, bà cùng em bắt đầu bày nguyên liệu ra để gói bánh. Bà giao cho em nhiệm vụ nhặt hết những hạt gạo nếp sạn còn bà thì đi rửa và cắt thịt. Mỗi nguyên liệu đều tượng trưng cho mỗi ý nghĩa khác nhau. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Nguyên liệu chính có gạo nếp, gạo chính là nguồn lương thực chính cho con người, ăn mãi không chán. Bánh có thịt, đậu xanh, lá dong, .. chính là biểu tượng của động vật, cây cỏ muôn loài. Bánh có lá bọc ngoài, nhằm ngụ ý con người ta sống phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Sau khi sơ chế xong hết nguyên liệu, bà và em tiến hành gói bánh. Bà lấy ra một cái khuôn hình vuông, rồi từ từ cho các nguyên liệu vào. Sau cùng, bà gói tất cả lại và cột bánh lại bằng dây lạt. Ngồi chờ bánh chín, em nghe bà kể lại sự tích bánh chưng. Tường truyền rằng, Vua Hùng thời ấy sau khi đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước đã thái bình, vua lo chuyện truyền ngôi cho con. Lang Liêu là con trai thứ mười tám, đã được thần mách bảo và làm ra hai loại bánh đó là bánh chưng và bánh giầy. Vua ưng ý, truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, cứ hễ đến Tết xuân về hay có dịp lễ gì đặc biệt, nhà nhà làm bánh chưng để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên. Bánh chưng là một biểu tượng của văn hóa dân tộc của Việt Nam. Bản thân là học sinh, em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này có thể giữ gìn và phát huy văn hóa cổ truyền dân tộc mình.

Hok tốt

#quynhanhthai

Câu hỏi trong lớp Xem thêm