2 câu trả lời
Khi xương bị gãy, máu sẽ bắt đầu chảy ra và đông lại tại vị trí gãy. Cục máu đông này sẽ gắn lại và chữa lành những mảnh xương gãy.
- Trong khi đó, hệ thống miễn dịch cũng bắt đầu loại bỏ các mô bị hỏng. Sau một thời gian mô mới được hình thành (hay còn gọi là mô sẹo). Mô sẹo lúc đầu rất yếu nhưng theo thời gian chúng bắt đầu cứng lại và bị vôi hóa. Cơ thể sau đó bắt đầu thay thế mô sẹo bằng xương hoàn toàn mới.
Quá trình liền xương của trẻ em và người lớn giống nhau. Nhưng sự khác biệt duy nhất là quá trình này ở trẻ em diễn ra nhanh hơn nhiều hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do khi bạn còn trẻ, quá trình tái sinh xương xảy ra nhanh hơn quá trình hủy xương. Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn liên tục loại bỏ tế bà xương cũ và thay thế bằng tế bà xương mới.
Khi diễn ra quá trình này, các tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào xương sẽ hấp thụ các tế bào xương bị bào mòn và loại bỏ chúng liên tục ra khỏi xương. Đồng thời các tế bào nguyên bào xương sẽ lấy calci từ máu và tạo xương. Cho đến khi bạn đạt được chiều cao tối đa, quá trình này vẫn tiếp tục diễn ra để giúp xương phát triển kích thước và cải thiện mật độ xương.
Đáp án:
Xương trẻ nhỏ có hàm lượng cốt giao cao hơn xương người lớn, quá trình tái sinh xương xảy ra nhanh hơn quá trình hủy xương.
Khi bị gãy xương, xương trẻ con rất mau lành vì khả năng phát triển cao, đặc biệt có thể tự sửa chữa các di lệch như chồng ngắn, gập góc, ngoại trừ di lệch xoay là không tự sửa chữa được.