Giải thích nhận định : " tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của 1 người sáng tạo , không ai bắt trước được và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người , ai cũng thấy mình trong đó "
1 câu trả lời
Nếu văn học như một bản hòa tấu du dương được dệt nên từ những nốt nhạc của cuộc đời, như tấm thảm thực tại rực rỡ, thì người nghệ sĩ được ví như một nhiếp ảnh gia tài ba, biến hóa văn học qua nét bút tài tình của mình, để viết nên những tác phẩm để đời. Người nghệ sĩ trong cuộc hành trình dấn thân vào “vạn chuyến ong bay”, trải nghiệm cuộc sống để phản ánh cuộc đời, để biến “một mật” thành “trăm hoa” qua từng lăng kính chủ quan của chính mình. Có người nhìn đời bằng đôi mắt u buồn thì sự buồn bã cũng nhuốm màu lên toàn bộ cảnh vật, nhưng lại có người ngắm nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trong veo, trẻ thơ với đầy sự tò mò thì cảnh vật tự nhiên trở nên tươi sáng, tràn đầy cuộc sống. Cuộc đời muôn hình vạn trạng qua đôi mắt của người nghệ sĩ trở nên muôn màu vạn vẻ, vô vàn nét đẹp, muôn vàn sắc thái mới mẻ, vô ngần những tư tưởng tình cảm, những triết lý nhân sinh. Để rồi: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ” (Tiếng nói văn nghệ