2 câu trả lời
Các giải pháp :
1. Nâng cao chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa việc làm trong ngành sản xuất chế tạo. Với giải pháp này, ILO cho rằng cần đầu tư vào hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp nhỏ có thể tham gia chuỗi cung ứng. Cần kết nối các chính sách phát triển ngành và chính sách việc làm nhằm duy trì tăng trưởng của ngành dệt may và thúc đẩy các ngành sản xuất chế tạo có tiềm năng tạo việc làm và năng suất cao.
2. Mở rộng độ bao phủ của bảo trợ xã hội: Với giải pháp này, nếu mở rộng độ bao phủ của chương trình bảo hiểm thất nghiệp sẽ giảm thiểu chi phí của quá trình dịch chuyển cơ cấu, tạo điều kiện cho lao động dịch chuyển sang các ngành nghề có năng suất cao hơn.
3. Đẩy mạnh các cơ sở đào tạo nghề và phát triển kỹ năng: Cần tập trung đầu tư cải cách giáo trình, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đào tạo với khu vực tư nhân để đảm bảo sinh viên có thể phát triển các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó thiết lập khung trình độ kỹ năng quốc gia đủ mạnh để có thể công nhận kỹ năng tay nghề của người lao động đang tìm việc và đảm bảo chất lượng lao động cho các chủ sử dụng lao động tiềm năng. Tăng cường hệ thống thông tin và chức năng dự báo về thị trường lao động giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu về kỹ năng hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế.
4. Đẩy mạnh thương lượng tập thể nhằm tăng cường sự liên kết giữa thu nhập và năng suất, cũng như giảm thiểu các xung đột về quan hệ lao động, việc này đòi hỏi VN phải xây dựng một hệ thống thương lượng hiện đại để có thể làm giảm thiểu các xung đột quan hệ lao động và tạo ra môi trường kinh doanh ổn định. Thương lượng tập thể sẽ giúp VN đạt được những lợi ích về năng suất mà cộng đồng ASEAN đem lại, tạo điều kiện năng suất lao động cao hơn dẫn tới thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt hơn. Để đạt được điều này thì vai trò của công đoàn phải đạt tính hiệu quả cao trong việc đại diện cho người lao động.
5. Tăng cường bảo trợ và công nhận trình độ kỹ năng của lao động di cư: Với cộng đồng ASEAN, VN cần triển khai các thỏa thuận đặt ra trong tuyên bố (Cebu) về lao động di cư, thiết lập khung về trình độ nghề quốc gia và kết nối hệ thống này với khung trình độ tham chiếu của khu vực ASEAN, tạo điều kiện cho việc công nhận trình độ kỹ năng của lao động di cư.
Việt Nam cần đẩy mạnh về việc phát triển kinh tế . Cố gắng phát triển nông lâm nghiệp đặt biệt là công nghiệp . Cần phấn đấu hơn trong việc xuất khẩu thực phẩm sang nước ngoài và cần quản lí tốt các sản phẩm khi xuất khẩu sang nước ngoài . Hạn chế việc nhập lậu các sản phẩm từ nước khác . Cần phấn đấu tốt hơn vì năm 2020 việt nam đã là chủ tịch của ASEAN và cố gắng để không bị suy sụp về kinh tế khi tham gia ASEAN
@xin ctlhn
@thienhuong so cute