Giải nhanh hộ mình với ạ mình hứa sẽ cho ctrlhn ạ Viết đoạn văn khoảng 12 -15 câu phân tích tâm trạng của nhân vật con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú. Không chép mạng ạ

2 câu trả lời

$Quangthiteo123$                        Bài Làm

        Trong cũi sắt, hổ buồn chán với cuộc sống thực tại bị giam hãm bao nhiêu thì nó lại càng nhớ nhung cuộc sống trong quá khứ bấy nhiêu. Và trong đoạn thơ thứ ba , hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh là những kí ức  mà vị chúa tể rừng xanh không bao giờ quên . Tác giả đã rất thành công khi xây dựng bức tranh tứ bình tuyệt đẹp( bốn bình nhó) và bóng dáng hổ đầy lẫm liệt, oai nghiêm khi kiêu hùng bước lên chốn rừng ngàn trong bức tranh tứ bình.Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời. Câu hỏi tu từ:” Nào đâu …” gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do. Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng, những chiều lênh láng máu sau rừng .Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi "cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.
cho ctlhn để kiếm điểm nhóm