"giấc mộng ngàn" của con hổ trong bài "Nhớ rừng" như thế nào ? Từ nỗi đau và khát vọng đó phản ánh khát vọng gì của con hổ và cũng là của con người đương thời?

2 câu trả lời

  • Qua những dòng thơ cuối của bài thơ, ta có thể cảm nhận được được khao khát tự do mãnh liệt đang dần sục sôi trong lòng con hổ, một lòng chỉ muốn hướng về nơi đại ngàn mênh mông với giọng gọi đầy tha thiết, bi tráng "Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ" . Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”. 

  • Có thể thấy rằng, tâm trạng của con hổ chính là một hình tượng tiêu biểu cho hồn thơ của Thế Lữ, bản thân Thế Lữ cũng phải chịu sự kìm kẹp của chế độ thực dân - nửa phong kiến tàn ác, bất công, những trí thức tiểu tư sản cùng thời đều phải chịu chung một thực tại ấy là nỗi đớn đau mất nước, mất chủ quyền tộc. Thế nhưng bản thân họ lại không thể tìm ra một lối thoát cho riêng mình, vẫn cứ mãi bế tắc trong cái vòng luẩn quẩn trước khi được giác ngộ cách mạng. Nếu như con hổ tìm về đại ngàn trong những giấc mộng của riêng nó, thì Thế Lữ lại chọn cách thỏa mình trong thơ ca, khát khao vươn tới những cái Đẹp xa xăm, nhiều mộng tưởng, thoát li khỏi cuộc sống trần tục, có nhiều khốn khổ và chán chường

=> Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.