Gia đình là gì ? phân tích các chức năng cơ bản của gia đình. Em đã làm gì để thực hiện tốt các chức năng đó E kiểm tra ạ Nhanh giúp e vs ạ

2 câu trả lời

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng các thế hệ về cả thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng – xã hội và hơn nữa là trở thành những con người lương thiện, sống có ích, có nghĩa, có tình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.Vậy gia đình có những chức năng gì? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đồi với lĩnh vực pháp luật?

NỘI DUNG

Để hiểu được những vấn đề trên trước hết trước hết ta phải hiểu được khái niệm gia đình là gì?

1. Khái niệm gia đình

Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên hiện nay có rất ngiều quan điểm về gia đình. Tùy theo phương pháp và cách tiếp cận, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, như: 

Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tọc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.

Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.

“Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh trong giám định tư pháp

Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ ): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.

Tóm lại Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên các mối quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình.

Gia đình là:

+ một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau

+có các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. ... 

+gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

1. Chức năng tái sx ra con người:

Chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội  của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp. Đối với nước ta, chức năng sinh đẻ của gia đình đang được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, dân số đông.

2. Chức năng giáo dục:

- Giáo dục gia đình là một bộ phận và sự quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục nhà và xã hội, trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng được coi là thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế được.

Còn nhiều chức năng khác như:

+Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

+Chức năng thõa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

Em sẽ thực hiện tốt các chức năng đó, như sau:

+Cần tránh tư tưởng coi trọng chức năng này coi nhẹ chức năng kia

+Cần có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau

+Việc phân chia chúng là tương đối.

Study Well!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm