gắn bó của kính đeo mắt với con người như thê nào

1 câu trả lời

Kính mắt hay còn được biết đến là kính đeo mắt là một loại vật dụng gồm các thấu kính thủy tinh hoặc nhựa cứng đặt trong khung để đeo trước mắt, thường với một mối nối qua mũi và hai thanh tựa vào hai tai. Kính mắt thường được dùng chữa các tật khúc xạ của mắt như cận thị  viễn thị.

Kính an toàn bảo vệ mắt chống lại các mảnh vụn bay dành cho công nhân xây dựng hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm; kính mắt bảo vệ khi đó có thể được bảo vệ ở cả hai bên mắt cũng như trước thấu kính. Một số loại kính an toàn được sử dụng để bảo vệ chống lại ánh sáng thường hoặc phóng xạ. Kính còn được sử dụng để bảo vệ mắt trong một số môn thể thao, chẳng hạn như squash. Người dùng kính không thường xuyên có thể buộc kính vào một sợi dây để tránh bị mất.

Kính râm cho phép nhìn tốt hơn trong ánh sáng chói vào ban ngày, và có thể bảo vệ đôi mắt chống lại nguy hiểm của tia cực tím. Kính râm tiêu biểu được làm tối đi để bảo vệ chống lại ánh sáng hoặc ánh chớp; một số kính chuyên dụng cho phép nhìn rõ trong điều kiện tối hoặc trong nhà, nhưng chuyển sang kính râm khi ra nắng. Hầu hết kính râm không có chức năng chữa khúc xạ; tuy nhiên, có thể đặt mua kính râm cận/viễn theo đơn đặc biệt.

Càng già con người càng có nhu cầu đeo kính mắt, theo thống kê 93% người trong độ tuổi 65-75 đeo kính chữa khúc xạ.[1][2]Cấu tạo

Kính mắt gồm 2 phần chính: gọng kính và tròng kính (hay còn được gọi là mắt kính).

Gọng làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo). Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gài kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Phần cuối được uốn cong để đặt lên vành tai.Giữa hai phần khung mắt có một khớp nối nhỏ là giá đỡ có hai miếng đệm cao su, để gác lên sống mũi, giữ cho kính không bị rơi, trượt xuống.

Tròng kính được làm bằng chất dẻo cứng, thay cho thủy tinh được sử dụng trước đó.[cần dẫn nguồn] Chất dẻo có các đặc tính tốt như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được độ chính xác hơn (cho các tật khúc xạ), với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy tinh. Nhẹ hơn tròng bằng thủy tinh, có thể làm cho tròng kính mỏng hơn tùy kĩ thuật. Có nhiều loại plastic khác nhau. Có kính được thêm những đặc tính khác như loại chống trầy xước và loại chống tia UV. Những loại kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có ánh xanh, tốt hơn so với các loại kính thủy tinh hay chỉ có plastic. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai đinh vít.

Nguồn gốc

Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý. Cuối thế kỉ 13, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc  châu Âu. Thấu kính của Trung Quốc kích thước to hình tròn được lồng vào khung bằng mai rùa đen với chân gọng kính bằng đồng kẹp vào búi tóc.

Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt.

Thời kì đầu kính đeo mắt là loại kính đơn khi dùng thì cầm trên tay. Kính chỉ được dùng cho những người có địa vị trong xã hội chứ không nhằm mục đích để tăng thị lực.

Thế kỉ 13, kính mới được dùng rộng rãi ở châu Âu. Trong một bức vẽ của Tommaso da Modena vào năm 1352 có mô tả Hồng y Hugh de Provence đeo kính mắt. Bấy giờ, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một gọng cứng đè lên đầu mũi, hai bên có dây đeo vào lỗ tai.

Năm 1730, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính mắc vào mắt một cách chắc chắn.

Năm 1748, Benjamin Franklin phát minh ra loại kính có 2 tiêu điểm, mà ngày nay được biết đến với tên gọi kính 2 tròng (bifocal).

Năm 1825, G.Airy(Anh) phát minh ra kính loạn thị.

Năm 1887, thợ thủy tinh người Đức tên là Muller đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

Danh họa Leonardo da Vinci đã phác thảo chiếc kính áp tròng.

Phân loại

Có rất nhiều loại kính mắt: kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính trắng không số, kính thời trang v.v... Ngoài ra còn có một loại kính không cần dùng gọng là kính áp tròng.

  • Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị). Đơn kính phải do bác sĩ nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.
  • Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.
  • Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt
  • Kính xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,...

Thấu kính chủ yếu được làm bằng chất liệu CR-39, ngoài ra có thể làm bằng polycarbonate hay trivex.

Hạn chế

  • Không phù hợp với một số môn thể thao, đặc biệt là thể thao mạnh.
  • Dễ bị dính hơi nước do nước nóng, thức ăn nóng, bơi, mưa, thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Khi trầy xước thì khó khôi phục, nếu khôi phục thì mất nhiều thời gian, tiền, và cần đến chuyên gia (mặc dù kính hầu như rất bền và chống xước tốt)
  • Đối với loại kính thủy tinh thì rất dễ bị vỡ và khó bảo quản.