em và mọi người trong gia đình cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông
2 câu trả lời
Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ , mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải:
- Tuân thủ các luật lệ về an toàn giao thông đường bộ.
- Học tập và tìm hiểu thêm đễ rõ về luật an toàn giao thông.
- Thận trọng với các phương tiện giao thông khác khi tham gia giao thông để tránh gây ra tai nạn.
- Không đùa nghịch, chạy nhảy khi tham gia gio thông.
Chúc bạn học tốt!
Cách phòng tránh tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được, các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông.
* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.
- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
Đi bộ:
- Qua đường an toàn:
+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.
+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).
+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường. Nghe và quan sát bên trái, bên phải rồi đi qua khi đường vắng. Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.
+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.
+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.
+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.
Đi xe đạp:
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.
- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.
- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:
+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.
+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.
+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.
Đi xe ôtô và xe buýt:
- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).
- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.
- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.
- Ngồi tại chỗ.
- Không thò đầu, tay ra ngoài.
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.
- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:
+ Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.
- Xây dựng môi trường an toàn:
+ Tạo hành lang cho người đi bộ.
+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...
+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.
+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...
Sử dụng các thiết bị an toàn
- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.
- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.