Em nghĩ gì về hiện tượng này có một học sinh gây gỗ ,đánh nhau trong trường và với học sinh trường khác .Theo em cần có những biện pháp gì để phòng chống hiện tượng này ?
2 câu trả lời
Cần đưa ra kỉ luật nghiêm với hai bạn học sinh này ,nếu lần sau có vi phạm xét hạnh kiểm và phạt kết quả thi đua học tập của họ
Bài mẫu:
Để giảm tình trạng học sinh với xu hướng bạo lực hóa như hiện nay thì bản thân mỗi gia đình cần có định hướng, giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ có lòng nhân ái được gieo trồng bên trong mỗi đứa trẻ thì cái ác, cái xấu mới bị đẩy lùi. Muốn vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc làm cha mẹ nên dạy trẻ yêu thương tất cả mọi người xung quanh, biết nhẫn nhịn và vị tha. Trước một sự việc bất như ý nào, trẻ cũng nên bình tĩnh xử lý, không nên tức giận mà dùng tay chân nắm đấm để giải quyết. Cha mẹ nên là nơi chia sẻ những nỗi niềm của trẻ, để kịp thời ngăn chặn những hành động thiếu suy nghĩ của các em hoặc tránh để con mình bị những bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những vụ đánh nhau tập thể. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn, khơi gợi trong các em tình yêu thương và sự san sẻ, để trân trọng những gì mà các em đang có và để cố gắng học tập, sống có ích hơn. Ngoài ra, những lớp học tâm lý, những buổi giao lưu bổ ích sẽ là sân chơi lành mạnh dành cho các em. Ở đó, các em tư vấn và tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giao tiếp. Các giáo viên cần chú trọng song song việc bồi dưỡng tri thức và giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ học ngoại khoá các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh. Các giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm và chia sẻ đến các em như những người bạn, để kịp thời giải tỏa những vướng mắc, xích mích giữa các em học sinh với nhau, xây dựng một môi trường lớp học thân thiện, đoàn kết. Đồng thời, các giáo viên cần cung cấp những số điện thoại nóng để có thể hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực học đường. Một giải pháp nữa đó là các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến chùa để các em được gieo trồng hạt giống yêu thương, nhân ái, hiểu được cội nguồn nhân quả, phân biệt được việc đúng sai, từ đó, ngăn cản bản thân đến với những hành vi bạo lực. Vào những thời gian rảnh rỗi, các gia đình nên khuyến khích con em đến chùa làm công quả. Từ những công việc nhặt rau, rửa chén, nấu cơm cùng các Thầy, các bạn trong gia đình Phật tử, các em sẽ thấy quý trọng công sức mình làm nhiều hơn, thấy mình có ý nghĩa hơn và giảm dần tính hung hăng, khó chịu.