Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu 2. (hướng dẫn) . . . . Phần nội dung bức thư * Dẫn dắt nêu mục đích, lý do hay thời gian, hoàn cảnh em viết bức thư này. Gợi ý: đã lâu chưa được gặp gỡ, muốn gửi gắm thông điệp nào đó, muốn chia sẻ những thông tin đặc biệt… * Nội dung chính của bức thư: chia sẻ lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu: - Nêu những thông tin cơ bản mà em biết về vấn đề biến đổi khí hậu: + Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. + Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu: Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do con người: Việc chạy đua các phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái thích nghi vốn có, thành một thế giới mà hệ sinh thái động vật và thực vật dần dần thu hẹp. Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần ô nhiễm, và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân… + Hậu quả: Thế giới tự nhiên sẽ bị hủy hoại nếu trái đất tiếp tục ấm lên, và do đó, các hệ sinh thái trên đất liền và đại dương ít có khả năng giúp chúng ta giải quyết thách thức về khí hậu. Lần đầu tiên, UNICEF xếp hạng các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường; trong đó, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương. - Tình hình biến đổi khí hậu ở nước ta: Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu thậm chí còn diễn biến nhanh hơn so với dự kiến và gây ra hậu quả nặng nề: Ví dụ: Năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính toán của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tổng cục thống kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ USD… - Những mong muốn đối với người nhận thư về cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu (mong người nhận thư nên hoặc không nên làm gì để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu: thu gom rác thải và xử lý đúng quy trình, phát động phong trào sáng tác bảo vệ môi trường…) - Lợi ích của những hành động của con người trong việc chống lại khủng hoảng khí hậu. - Thể hiện niềm tin vào tương lai: hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng những mặt tích cực của biến đổi khí hậu… - Tình cảm của em dành cho người nhận thư. 3. Phần cuối bức thư - Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật.

2 câu trả lời

Việt Nam, ngày 12/1/2022

Kính gửi ông Elon Musk

Cháu tên là ….. đang theo học trường….. tại Việt Nam

Trước tiên cho cháu xin được gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến ông. Cháu được biết về ông là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Và ông cũng là người có ảnh hưởng đối với nhiều người và đối với thế giới. Ông là chủ của hãng xe điện Tesla nổi tiếng nhất hiện nay, chiếc xe đó không chỉ là tiên phong công nghệ mới mà nó còn bảo vệ được môi trường. Vậy nên cháu muốn viết bức thư này để muốn nói về vấn đề khủng hoảng khí hậu như hiện nay.

Chắc mỗi ngày ông và cháu đều đã xem, đọc được những thông tin không được tốt về khí hậu thế giới đang ngày càng khủng hoảng hơn. Việc khủng hoảng này đã có từ lâu chứ không phải bây giờ mới có. Khi mà dân số thế giới tăng lên một cách chóng mặt thì việc ô nhiễm môi trường, ô nhiêm không khí, ô nhiễm nước, đất,... là điều tất nhiên. Nếu một người dân của chúng ta biết bảo vệ môi trường thì chắc rằng sẽ không gây khủng hoảng khí hậu như hiện nay.

Việc sản xuất xe ô tô điện của ông cũng là một việc làm tiên tiến để bảo vệ khí hậu tránh những tác hại mà xe ô tô chạy bằng xăng, dầu hiện nay vẫn mang đến. Như việc xả các khí thả ra môi trường. Người ta gọi những chiếc xe đó là xe xanh. Không chỉ bảo vệ không khí khi mà ô tô xanh chạy bằng điện hoàn toàn không tạo ra khí thải carbon dioxide khi lái xe. Các nhà nghiên cứu môi trường đánh giá, chỉ cần một chiếc xe ô tô xanh chạy trên đường trong hơn một năm có thể tiết kiệm trung bình 1,5 triệu gam CO2. Không những vậy nó còn giảm ô nhiễm tiếng ồn.

Những ô nhiễm khi đều khiến cho khí hậu thay đổi chóng mặt. Con người chúng ta đang phải gánh chịu những sự khủng hoảng đó. Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần,... khiến cho chúng ta thiệt hại rất nặng nề về người và của. Chúng ta đã rất khó khăn khi phải chống trọi với dịch bệnh nhưng nó không nguy hiểm nhưng việc khủng hoảng khí hậu.

Chắc hẳn chúng ta đang đối mặt với nó khi mà nhìn nơi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên cao chưa từng thấy, hay có khi nó lại lạnh cóng, tuyết bao phủ, nhiệt độ xuống âm mấy chục độ. Điều đó khí cho mọi người không thể nào có thể ứng phó hay thích ứng với nó được.

Vậy nên bức thư này cháu mong ông - là người có tiếng nói, là người truyền cảm hứng cho mọi người có thể chúng ta bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất của chúng ta trước khi bị tàn phá nặng nề của khí hậu. Chúng ta hãy cùng chung tay làm điều đó, mỗi người góp sức thì sẽ có thể biến những điều không thể thành có thể.

Cháu xin cảm ơn ông đã bớt chút thời gian để đọc bức thư này!

Hà Nội, ngày 22/12/2021

Kính gửi ông António Guterres,

Cháu là Nguyễn Văn A, học sinh trường THCS A tại Hà Nội, Việt Nam. Cháu  muốn gửi bức thư này cho ông để bày tỏ suy nghĩ của cháu về vấn đề khủng hoảng khí hậu.

Mỗi ngày khi thức dậy cháu đều cảm nhận được thấy sự thay đổi của khí hậu, sự biến đổi của thiên nhiên càng ngày càng nhiều. Tuy hiện tại cháu chỉ mới là một học sinh trung học nhưng khi đứng trước vấn đề về khủng hoảng khí hậu thì thật sự rất đau lòng. Hàng ngày phải nghe về những thông tin trên truyền thông nào là thiên tai, bão lũ, sự nóng lên của Trái Đất hay có thể là nhiều thành phố sẽ bị chìm sâu dưới đáy biển. Theo như bà Virginia Gamba - Đại diện của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Trẻ em và Xung đột Vũ trang - “giải quyết khủng hoảng khí hậu có thể giúp xây dựng các cộng đồng hòa bình và kiên cường, đồng thời giúp bảo vệ hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến xung đột, mà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng yếu kém và làm trầm trọng thêm các động lực xung đột. Tôi rất lo ngại về hậu quả của một tác động như vậy đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột, những người vốn đã là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ khủng hoảng”.

Vậy nên việc ngăn chặn những khủng hoảng khí hậu của chính là khủng hoảng đến quyền trẻ em. Nếu thật sự như vậy thì đó là điều đáng tiếc vô cùng với chúng ta, với loài người. Vậy nên cháu nghĩ rằng Liên hợp quốc cần có những hành động và biện pháp để tránh những tác hại không đáng có cho Trái Đất. 

Chẳng hạn cần có những biện pháp mạnh hơn để nhằm hạn chế việc sử dụng những chất nhựa khó phân hủy. Các vật dụng làm từ nhựa như: túi, ống hút, chai, cốc, bàn ghế, đồ chơi nhựa… rất phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực. Gây ra rất nhiều vấn nạn nhức nhối cho môi trường và sự sống của sinh động vật trên trái đất.

Vậy nên chúng ta cần khuyến khích những nhà sản xuất, những nhà nghiên cứu ra những chất liệu khác có thể thay thế cho chất liệu nhựa để không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chúng ta vẫn sử dụng đồ nhựa thì đến hàng trăm năm, hàng triệu năm thì những sản phẩm này mới có thể phân hủy hết được. Đó là sẽ gây ảnh hưởng cho thế hệ sau, những thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai. Hãy dừng lại ngay những hành động gây hại đó. 

Cháu mong ông sẽ có những hành động quyết liệt hơn để tất cả chúng ta cũng sẽ cùng chung tay bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất.

Cháu rất cảm ơn ông, dù còn rất bận rộn với nhiều công việc nhưng cũng đã dành thời gian để đọc bức thư này. Mong ông có thật nhiều sức khỏe để cùng đồng hành với mọi người chống lại khủng hoảng khí hậu.

Xem các bài tham khảo khác của cuộc thư UPU lần thứ 51 năm 2022 tại đây: 

https://hoidap247.com/bai-viet-bo-suu-tap-bai-tham-khao-cuoc-thi-viet-thu-upu-lan-51-nam-2022/28