Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo lối quy nạp trình bày cảm nhận về 2 câu thơ cuối của bài thơ tức cảnh pác pó. Trong đoạn văn sử dụng 1 câu ghép

2 câu trả lời

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh - Bài tham khảo 2

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác. Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú, tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ, lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy, thú vui của Bác là yêu thiên nhiên, yêu rừng Pắc Bó, cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người.

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động. Cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng: Cháo bẹ, rau măng. Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý chí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Nhưng vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. “Thú lâm tuyền” của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này. Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác, từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác. Câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh - Bài tham khảo 3

Trong suốt những năm học, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyễn Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”

Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác bài này. “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Khi ở Pác Bó chỉ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chỉ còn biết la “tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chỉ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chỉ đơn giản như vậy thui. Chỉ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chỉ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là những gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chỉ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó

Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẫn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”

Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chỉ là một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang. Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang.

Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh - Bài tham khảo 4

"ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt,
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
Bác về im lặng con chim hót,
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ".

Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp chào đón bác Hồ trở về tổ quốc lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba nơi hải ngoại để tìm đường cứu nước. Khi dặt chân đến mảnh đất thân yêu của tổ quốc ở biên giới việt - trung tại cao bằng, bác cầm một nắm đất lên hôn. Và hang Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vô cùng vui mừng như hoa mơ khoe sắc, như bờ lau nhảy múa khi được bác chọn làm nơi ở trong thời gian đầu. Những chuỗi ngày ở nơi đây, Bác sáng tác nhiều thơ, trong đó có bài tức cảnh Pắc Bó viết theo thể tứ tuyệt, vừa cô đọng vừa đặc sắc:

"sáng ra bờ suối tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẩn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Trong quyển sách từ Pắc Bó đến tân trào và trong từ nhân dân mà ra, nhà xuất bản quân đội nhân dân, 1964, đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết: "Nơi ở đầu tiền của bác Hồ tại Pắc Bó tuy ẩm lạnh nhưng vẫn là nơi ở tốt nhất. Địa điểm thứ hai là một hốc núi nhỏ ở rất cao và rất sâu trong rừng, bên ngoài chỉ lấp ít cành lau. Nhưng khi trời mưa to rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh người (...). Sức khỏe của Bác có phần giảm sút, Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Thức ăn cũng rất thiếu (...). Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán Trắng, gạo củng không có, Bác cũng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng. Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng, hiểu bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được".

Những lời kể trên đây của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giúp chúng ta hiểu thêm về Pắc Bó, về bác Hồ. Hoàn cảnh sống và làm việc của người là thế nhưng cả bài thơ tức cảnh Pắc Bó không có câu thơ nào nói đến sự gian khổ, thiếu thốn.

Câu khai, bác viết:

"sáng ra bờ suối, tối vào hang".

Lời thơ rất sảng khoái, nhẹ nhang, thanh thoát. Phép đối ngữ tương phản: sáng / tối, ra / vào, bờ suối / hang đã làm bật lên thú lâm tuyền thơ mộng. Cách ngắt nhịp 4/3, cùng với ý thơ thể hiện nếp sống lành mạnh, điều độ của người chiến sĩ cách mạng. Ở câu thừa, bác dí dỏm:

"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng".

Câu thơ này có hai cách hiểu: ở đây cháo bẹ, rau măng bao giờ cũng có sẵn hoặc tuy sống kham khổ nhưng tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng. Một số nhà nghiên cứu Văn học cho rằng, hiểu theo cách thứ nhất thích hợp hơn. Bởi lẽ, cả bài thơ, giọng điệu của bác rất vui tươi, giản dị. Phong cách này thường gặp trong thơ Bác, đặc biệt là những bài thơ viết ở chiến khu việt bắc. Bài cảnh rừng Việt Bắc là một điển hình về giọng điệu phóng túng "tha hồ dạo", "mặc sức say":

"Cảnh rừng việt bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa hạc củ với xuân này".

Còn nếu chúng ta hiểu câu thừa theo cách thứ hai sẽ làm giảm đi sự thoải mái của bài thơ nhiều lắm và câu thơ trở nên kiểu cách, gò bó hơn, "không tương xứng với tầm cỡ tư tưởng của bác Hồ vĩ đại". Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào, câu thừa vẫn toát lên tinh thần lạc quan, ung dung, vượt khó một cách nhẹ nhàng của bác.

Nhưng cơ sở nào cho chúng ta biết bác Hồ rất say sưa thú lâm tuyền? Chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các nhà báo vào tháng 1 - 1946 sở thích cao quý này: "cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu đến vòng danh lợi".

Chính vì "nâng niu tất cả chỉ quên mình" nên bác chưa kịp thực hiện "riêng phần tôi" cho bản thân bác.

Có thể khẳng định rằng, bác Hồ có cùng ý thích với các đại thi hào đời đường, đời tông, các bậc hiền triết thời xưa, không màng chức trọng quyền cao như: âu dương tu (1007 - 1072), tô thức (1037 - 1101), lục du (1125 - 1210), tân khí tật (1140 - 1207). Chính vì còn "nợ nước", không được như các bậc hiền triết thời xưa nên lúc nào bác cũng không quên công cuộc cách mạng:

"Bàn đá chông chênh, dịch sử đảng".

Để hiểu câu chuyện này cũng như cả bài thơ, nhà thơ Chế Lan Viên đã đi thực tế ở Pắc Bó và kể lại:

"Tôi đã về Pắc Bó, không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn".

Như vậy thì đã rõ, cái "chông chênh" ở đây chính là hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới khá "chông chênh". Ngày 1 - 9 - 1939, đức tấn công Ba Lan, chính phủ Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với đức vì Ba Lan là nước đồng minh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ba Lan rơi vào tay Đức. Tháng 4 - 1940, Đức tiến đánh Đan Mạch, Na Uy, sau đó tràn vào Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. Pháp kí với đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã: Pháp bị tước vũ khí, hơn ba phần tư lãnh thổ pháp bị đức chiếm đóng và pháp phải nuôi toàn bộ quân đội Đức chiếm đóng. Cuối năm 1940, Đức chiếm lĩnh toàn bộ vùng Đông và Nam Âu. Rạng sáng 22 - 6 - 1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Ở mặt trận Châu Á Thái Bình Dương, rạng sáng ngày 7 - 12 - 1941, Nhật Bản bất thình lình tấn công hạm đội Mĩ ở cảng Trân Châu (quần đảo Ha-Oai). Mĩ chính thức nhảy vào vòng chiến. Trong vòng nửa năm, vùng Đông Nam Á rơi vào tay Nhật. Còn ở nước ta, nhân dân Việt Nam nằm dưới hai tầng áp bức Nhật - Pháp. Nạn đói bắt đầu hoành hành dữ dội. Chính vì vậy, bác Hồ nhanh chóng "dịch sử Đảng" để tuyên truyền, vận động cách mạng. Nhìn chung, câu chuyện lời lẽ giản dị nhưng ý tứ rất sâu xa, phải vận dụng kiến thức sử học chúng ta mới có thể hiểu được. Câu hợp làm toát lên tinh thần của cả bài thơ:

  Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

   Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.