Em hãy viết một đoạn văn “ Kêu gọi mọi người cùng nhau phòng chống dịch covid- 19” trong đó có có sử dụng câu cầu khiến ( gạch chân dưới câu cầu khiến).

2 câu trả lời

Dịch bệnh Covid 19 đã lan rộng đến hơn 192 quốc gia đất nước, trên thế giới với tốc độ chống mặt. Mỗi lần đại dịch đi qua, lãnh thổ đó sẽ đều có người chết. Nhưng số lượng người tử vong không phải đếm bằng ba chữ số mà giờ đây nó đã lên đến cấp số nhân mà nhân loại không thể kiểm soát được. Vì lẽ đó, chúng ta-những người dân sinh sống trên thế giới cần phải biết bảo vệ bản thân cũng như cùng nhau phòng chống dịch Covid 19 bằng nhiều cách khác nhau như: thường xuyên rửa tay, đúng cách, hợp lí. Ra ngoài đường phải mang khẩu trang. Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người. Tránh tụ tập ở những chỗ dễ dàng phát sinh ra bệnh tật như: bệnh viện, quán bar, câu lạc bộ,... Và phải đặc biệt tin tưởng đến chính phủ, đến những quyết định mà Thủ tướng đặt ra. Không được tin những bài báo lá cải hay những thông tin sai sự thật. Vì một xã hội sạch sẽ, chúng ta nên nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh một cách khẩn trương và tập trung. 
Nhớ vote 5*+câu hay nhất cho mik nhé

* Tham khảo nha !

- Ai xóa cho tớ link mạng ạ !

     Trong tình cảnh thế giới bị xâm chiếm bởi một lũ giặc vô hình thì tất cả người dân đã đồng lòng lại với nhau, mong sao có thể chống lại và giữ bình yên cho nước mình. Là một chủ nhân Thăng Long trong tương lai, em sẽ cố gắng để tuyên truyền cho mọi người cùng chung lòng, chung sức chiến thắng đại dịch. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nói: ''Nếu tất cả chúng ta cùng đồng lòng toàn dân Việt Nam đều đồng lòng ,toàn dân chống dịch tù nhất định chúng ta sẽ chiến thắng như dân tộc Việt Nam ta đã chiến thắng ''. Câu nói của ông rất ý nghĩa và là lời cổ vũ tinh thần cho tất cả mọi người. Tinh thần đoàn kết luôn mang lại sức mạnh vì công việc phòng, chống dịch không phải của riêng cá nhân nào mà là của cả một cộng đồng người Việt. Ngày xưa, nước ta luôn bị giặc ngoại xâm có mưu kế muốn xâm chiếm nhưng những tư tưởng xấu xa ấy đã được toàn dân ta dập tắt bằng lòng yêu nước cháy bỏng trong chính bản thân mình. Chúng ta có thể sẵn sàng hi sinh, ra chiến trường như một dũng sĩ để đánh bại những kẻ có mưu đồ cướp nước và bán nước. Thật oai linh, thật hùng vĩ ! Và có những người hiện nay đang góp công cho chiến tranh với một kẻ thù vô hình là lũ virus Covid-19. Chúng lộng hành khắp thế giới, đảo lộn cuộc sống và mọi thứ quanh ta. Nhưng không vì thế mà tinh thần yêu nước lại bị lãng quên mà nó còn nồng nàn, tha thiết hơn bao giờ hết.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước