Em hãy nêu nguyên nhân nổ ra phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre. Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam?

2 câu trả lời

Tháng 5/1959, Ngô Đình Diệm ban hành Đạo luật 10/59 công khai "đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật" và tiến hành tàn sát, bắt giữ hàng chục vạn thành viên Việt Minh và những người dân ủng hộ Việt Minh, đồng thời dùng máy chém xử tử một số người. Ước tính vài trăm ngàn người bị bắt giữ và xử bắn hàng vạn người.

Tháng 1/1959, diễn ra hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã quyết định "cho phép lực lượng cách mạng miền Nam sử dụng bạo lực để đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm". Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm, cao trào diễn ra ở các địa phương: Bác Ái (02/1959), Trà Bồng (08/1959)... phong trào lan nhanh ra khắp miền Nam, đặc biệt là phong trào Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre. 17/1/1960, tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre diễn ra cuộc biểu tình phản đối (về sau lấy ngày 17/1 là ngày kỷ niệm), sau đó lan ra các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri... làm bộ máy chính phủ Việt Nam Cộng hòa hoang mang.

Từ Bến Tre, phong trào lan rộng ra khắp miền Nam Việt Nam, Tây Nguyên, và các nơi khác ở miền Trung. Cuối năm 1960, phong trào đã làm chủ nhiều thôn xã ở miền Nam, Tây Nguyên, và ven biển miền Trung Việt Nam.

Sự thành công của phong trào đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

Nguyên nhân phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống quân xâm lược bền bỉ qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ những năm 1957- 1959 cuộc cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn. Đứng trước sự đàn áp của quân đội Mỹ – Diễm, quân ta đã nổi lên phong trào Đồng Khởi. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về hoàn cảnh, nguyên nhân của phong trào Đồng Khởi.

  • Giai đoạn 1957 – 1959: Mỹ – Diệm tăng cường “tố cộng”, “diệt cộng”: Chính quyền Mỹ đẩy mạnh trao quyền lực và trang bị cho tay sai Ngô Đình Diệm gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nước ta. Vào tháng 5/1957, Chính quyền Diệm ban hành đạo luật 10/59 đẩy mạnh tàn sát khắp nơi. Nhân dân lầm than, hoạt động kinh tế trì trệ.
  • Tháng 5/1959: Chính quyền SG thông qua luật 10/59: lê máy chém khắp MN gây nhiều tội ác => Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
  • Tháng 1/1959: Hội nghị TW lần 15 đã quyết định: Cho phép nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. Khắp nơi người dân, lực lượng quân đội nước ta đứng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược từng bước giảm bớt sự đàn áp, chống phá. Các cuộc đấu tranh như Bắc Ái (02/1959), Trà Bồng (08/1959)…
  • Ngọn lửa chiến tranh sục sôi ở khớp nơi, đỉnh điểm là phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre. Tiếp theo các phong trào nổi ra liên tục ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre khiến bọn Mỹ – Diệm phải dè chừng. Sau đó lan rộng ra các tỉnh khác như Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri,…Thời gian này, phong trào này được đánh giá cao vì khuấy động cuộc đấu tranh quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi.
  • Các cuộc nổi dậy chống chính quyền tay sai của bọn xâm lược lan rộng ra khắp các tỉnh miền Tây, miền Nam và các tỉnh còn lại. Cho tới cuối năm 1960, ở nhiều nơi, quân dân ta đã giành được quyền làm chủ và đẩy lùi được bọn giặc.
  • Sự thành công của phong trào đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).
  • Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là gì?
    • Phong trào đã giáng một đòn vô cùng nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
    • Đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển của Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
    • Từ khí thế của phong trào Đồng Khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã ra đời ngày 20/12/1960.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước