Em hãy giới thiệu về một trong ba bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng: Đài thờ Trà Kiệu, Tượng thần Ganesha, Tượng Bồ tát Tara. Khi đến tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, chúng ta cần làm gì để giữ gìn các di tích và bảo vệ môi trường?

2 câu trả lời

Đài thờ Trà Kiệu: 

Đài thờ Trà Kiệu được làm từ chất liệu sa thạch, có chiều cao 128cm, dài 190cm, có niên đại thế kỷ VII – VIII.  Đài thờ Trà Kiệu là đài thờ Chăm-pa duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn với phần bệ vuông ở dưới và bệ Yoni tròn ở trên.

Đài thờ gồm 2 phần: phần khối tròn ở trên và khối vuông ở dưới. Phần khối tròn gồm 2 thớt Yoni. Thớt dưới có chiều cao 38 cm với đường kính 138cm. Thớt trên có đường kính và chiều dài như phần thớt dưới. Ngoài ra thớt trên còn có thêm phần vòi nhô ra dài 41cm. Mặt dưới của thớt chạm nổi hai lớp cánh hoa sen, đối xứng với các cánh sen của thớt dưới. Mặt trên phẳng, chung quanh có viền gờ cạn và có rãnh từ lòng thời ra vòi yoni.

Tượng thần Ganesha: 

Trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, thần Ganesha thường được thể hiện trong hình dạng một người đàn ông thấp béo, bụng phệ, có đầu voi với hai tay, hoặc bốn tay hoặc nhiều hơn. Ở tác phẩm này, thần được thể hiện trong tư thế đứng với bốn tay hoặc nhiều hơn.

Khi tượng được tìm thấy ở tháp E5 và được ghi chép lại, Thần có cầm một chiếc rìu bên tay trái phía trên và một cây gậy (hoặc củ cải) ở cánh tay phải bên dưới. Sau thời điểm đó, phần cánh tay trái phía trên và cả phần tay phải phía dưới đều đã bị thất lạc. Vì thế, cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thể khẳng định rằng thần Ganesha cầm vật gì trên hai tay này.

Được mô tả như một người háu ăn trong các tài liệu cổ, Ganesha gần như luôn cầm trên tay một chiếc bát đựng đầy đồ ngọt. Vật cầm tay thứ tư của thần Ganesha trong tác phẩm này là một chuỗi tràng hạt, mặc dù hiện vật đã bị vỡ một phần.

Trong số những đặc điểm  tiếu tượng học nổi bật ở  tác phẩm  này  là  tấm  da hổ (vyaghracarman) quấn quanh hông của thần (có lẽ là hình ảnh vay mượn từ đặc điểm tiếu tượng học của thần Shiva), và con mắt thứ 3 nằm ngay trên chỗ nổi lên của chiếc vòi (một chi tiết cũng được thấy ở nhiều vị thần khác). Các trang sức còn lại có thể thấy bao gồm vòng tay, vòng bụng, sợi dây Balamon được tạo nên từ rắn được tạo hình một cách thực tế và khéo léo.

Ngoài tấm da hổ, trang  phục  của  thần  Ganesha  là  một  tấm  vải choàng cầu kỳ. Tà váy buông ra phía trước và mép vải được giữ lại ở hông bằng chiếc thắt lưng tạo thành hình chiếc túi mở ra ở chân trái. Đầu vải còn lại được quấn giữa hai chân và được giữ chặt bởi một chiếc dây lưng ở dưới hông, mép vải rủ xuống tạo thành những nếp gấp xếp ly nhỏ. Loại trang phục này khá giống với trang phục của các nhân vật thể hiện trên bậc cấp đầu tiên của đài thờ Mỹ Sơn E1.

Tượng Bồ tát Tara: 

Tượng Bồ tát Tara bằng đồng (phiên bản) đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Theo các tư liệu, bức tượng được một người nông dân tình cờ phát hiện vào năm 1978, tại làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Lúc được tìm thấy, bức tượng ở độ sâu chừng 1,50m trong thế nằm ngửa, đầu quay về hướng Tây, chân quay về hướng Đông. Phía trên bức tượng phủ nhiều đất cùng các lớp gạch vụn. Xung quanh bức tượng có một lớp gạch hình tròn với đường kính khoảng 1,50m.

Tượng Bồ tát Tara được khắc họa trong tư thế đứng thẳng vừa trang nghiêm vừa mỹ miều, thân hình cân đối với bộ ngực căng đầy để trần. Vị Bồ tát Tara mặc một loại sà-rông hai lớp kéo dài từ eo xuống phía dưới với những đường xếp sắc sảo, mềm mại. Trên đầu Bồ tát Tara đội một chiếc mũ Jatamukuta cổ điển bọc lấy bộ tóc quấn cao ở bên trong. Phía trước mũ có hình vị Phật A-di-đà.

Khuôn mặt có hàm vuông của Bồ tát Tara ánh lên vẻ trang nghiêm, trí tuệ nhưng không kém phần dịu dàng, thuần khiết, bao dung. Phía trước trán tượng khắc một hình thoi lõm sâu, được gọi là Huệ nhãn. Hai hàng lông mày được khắc sâu nối liền nhau qua gốc mũi. Bức tượng được khắc với sống mũi cao, thẳng, nhọn ở đầu mũi cùng khuôn miệng rộng và cặp dày, toát lên nét nhân chủng Chăm. Đồng thời, chứa đựng những nét đặc trưng của phong cách nghệ thuật Đồng Dương thời bấy giờ.

Tượng Bồ tát Tara được xem là tác phẩm bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm đến thời điểm hiện tại với chiều cao 1148m. Bức tượng thu hút khách tham quan không chỉ vẻ đẹp của những đường nét chạm trổ tinh tế mà còn bởi những 2 hiện vật bị mất ở đôi tay của bức tượng. Theo các chuyên gia, vật thứ nhất là một bông sen nở gồm 5 cánh đều đặn ôm gọn sát một bát sen tròn bên trong. Bông sen này tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ, tình yêu thương, sự sinh sôi nảy nở. Vật thứ hai là con ốc biển có chiều cao 7,2cm tượng trưng cho sự chủ trì mọi âm thanh, là vũ khí để thanh lọc, tập hợp, ban phát niềm hy vọng cho mọi loài vật trên thế gian. Các hiện vật trên tay Tượng Bồ tát Tara mang ý nghĩa đặc trưng tôn giáo của vương quốc Chăm-pa thời kỳ Indarvarman II. Đó là sự tồn tại song song nhưng giao hòa lẫn nhau của Phật giáo và Ấn giáo.

Đôi bàn chân trần của bức tượng mang hình dáng của “bàn chân Siva” truyền thống. Các ngón chân thon dài và phần móng được cắt gọt gọn gàng, đơn sơ, chân thực và toát lên phong cách tạo tượng phóng khoáng, hiện đại.

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

Cả 3 bài giới thiệu luôn nha ! 

Cho mik xin hay nhất ạ 

Giới thiệu: Đài thờ Trà Kiệu:

- Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng đá sa thạch

- Có từ niên đại thế kỷ VII-VIII. 

- Kết cấu đài thờ gồm 3 phần:

+ Phần thứ nhất là bệ hình vuông có chạm khắc chi tiết trên 4 mặt.

+ Phần thứ hai là hai cái thớt tròn đặt chồng lên nhau.

+ Phần thứ ba là chiếc linga đặt xuyên qua hai thớt tròn ở phần thứ hai

Chạm khắc:

+ Chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.

+ Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần…

- Đài thờ trà Kiệu: Là một trong những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ, nói về nghệ thuật điêu khắc của Cư dân Chămpa.

- Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Sin-ha-pu-ra.

$---$

Chúng ta cần phải làm những việc để giữ gìn các di tích và bảo vệ môi trường như sau:

- Giữ gìn sạch sẽ các di tích

- Không buôn bán các bảo vật có giá trị lịch sử

- Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định

- Trồng nhiều cây xanh

- Không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón lá bên bờ sông.

- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật.

$\href{https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/824127} {\color{green}{\text{@HaeSad}}}$