Em hãy cho biết các biểu hiện về tấm lòng nhân nghĩa của bác hồ

2 câu trả lời

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá
của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta. Nội dung tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất phong phú, thể hiện trong toàn bộ
di sản và cuộc đời hoạt động của Người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại.
Đại hội IX của Đảng (tháng 4–2001) xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do
dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về
phát triển kinh tế về văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
trung thành của nhân dân,… 
6
Trong giai đoạn hiện nay, “để tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn
của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời
sống xã hội, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, cần tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung
cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sáu nhóm vấn đề:
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách mạng Việt Nam;
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc;
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá và con người;
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân;
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đất nước


* Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh; là một
hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện của Người về đạo đức, vị trí, vai
trò của đạo đức, những chuẩn mực giá trị của đạo đức cách mạng và những
nguyên tắc xây dựng đạo đức.
Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi
được xa”, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu
không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức
và tài, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí.
Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ
vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt:
đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, trong đó, Người
xác định đạo đức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có 
7
nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài
phải kết hợp, phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.
* Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về:
– Cả đời phấn đấu hi sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.
– Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để
đạt được mục đích.
– Tấm lòng thương yêu, quý trọng, phục vụ nhân dân.
– Sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và hết sức khiêm tốn.

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động qua chính tấm gương
đạo đức của Người, trong mỗi hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm và sinh hoạt
hằng ngày. Phong cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư
tưởng, đạo đức của Người, được thể hiện trong công việc, ứng xử, gần gũi và
tự nhiên, có sức thu hút, cảm hoá kì diệu.
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt 

- Bác đã từng nói: “Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”.

- Bác thường dành thời gian đến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ. Thấy các cháu nhỏ sức khỏe yếu, Bác đề nghị những nhà lãnh đạo địa phương phải chăm lo đến đời sống người dân từ việc nhỏ nhất. Những khi Tết đến xuân về, dù không có nhiều tiền bạc, quà bánh để tặng những người nghèo khổ, Bác cũng dành thời gian đến với họ.

- Một hôm, Bác đến thăm gia đình chị Chín, công nhân khuân vác ở Văn Điển nhân dịp Tết. Chị công nhân cảm động quá, không ngờ được Chủ tịch nước đến thăm, liền ôm Bác khóc òa. Thấy vậy Bác nói: “Bác không đến thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai!”. Đối với Bác, trên đời này không có gì đẹp bằng tình yêu thương con người, yêu thương nhân loại. Làm việc đêm khuya, có bát chè bồi dưỡng, Bác xẻ đôi cho người chiến sĩ bảo vệ cùng ăn. Đi chiến dịch biên giới, Bác không chịu một mình cưỡi ngựa. Bác bảo cả bảy người cùng đi bộ, để ngựa thồ hành lý cho anh em đỡ mệt.

- Đối với những người lầm đường lạc lối, Bác vẫn đối xử một cách độ lượng, khoan hồng. Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác tặng áo khoác cho họ, ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần, và Người đã rưng rưng nước mắt. Bác thường căn dặn, với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết.

- Đối với kẻ thù, trong một bức thư gửi người Pháp, Người nói: “Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay là người Việt đều là người”.

- Bác Hồ đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, cho áo ấm, cơm no của dân tộc. Trước lúc vĩnh viễn đi xa Người còn căn dặn: “Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bè bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

5 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước