Em hãy chỉ ra sự khác nhau về thể chế nhà nước ( phương đông , phương tây )

2 câu trả lời

- Phương Đông:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.

- Phương Tây:

+ Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân.

+ Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).

+ Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ chủ nô.

Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗi quốc gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho một chế độ xã hội mà chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội. Trên thế giới có nhiều dạng thể chế chính trị khác nhau và Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của mỗi nước quy định về loại hình chế độ hay thể chế chính trị của nước đó. Từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, có không ít quốc gia trên thế giới ghi nhận những biến động ở các mức độ khác nhau về một hoặc nhiều khía cạnh trong thể chế chính trị và bộ máy nhà nước. Để hệ thống hóa các đặc trưng và nghiên cứu tìm ra những điểm mới trong thể chế chính trị và bộ máy nhà nước của một số quốc gia, tác giả đã tiến hành rà soát một số nội dung chính trong thể chế chính trị và bộ máy nhà nước, mô tả những điểm mới và sơ lược so sánh, đối chiếu để nhóm lại các thay đổi theo từng chủ đề để khắc họa ban đầu về các xu hướng thay đổi và những đặc trưng cố hữu của các nhóm quốc gia, từ đó rút ra một số nhận xét trong bối cảnh nước ta đang phát triển và hội nhập hiện nay. Đối tượng nghiên cứu là 20 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lan-ka, Mi-an-ma, Iran, Ô-man, các Tiểu vương quốc A-rập (UAE), Ai-len, Đức, Pháp, Nga, Anh, Na-uy, Ôxtrâylia, Hoa Kỳ, Cu-ba, Ca-na-đa, Nam Phi. Các quốc gia được lựa chọn đáp ứng một trong ba tiêu chí sau đây: (i) điển hình về dạng thể chế chính trị, (ii) có những thay đổi trong thế chế chính trị và bộ máy nhà nước, và (iii) là đối tác hợp tác với Bộ Nội vụ.

Trong phạm vi nghiên cứu này, về chủ điểm thể chế chính trị, tác giả tập trung nghiên cứu và bàn luận xoay quanh hiến pháp và các đảng phái chính trị; về bộ máy nhà nước, nội dung chủ yếu tập trung vào những thay đổi trong các thiết chế về nguyên thủ quốc gia, cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp ở cấp Trung ương, phân chia lãnh thổ và chính quyền địa phương. Những nội dung trên được xem xét trong phạm vi thời gian từ đầu thế kỷ XX đến đầu năm 2014.

TÓM LƯỢC MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

Hiến pháp

Trong các chương trình nghị sự và công trình nghiên cứu khoa học về chủ điểm chính trị, “hiến pháp” thường được sử dụng với ít nhất là 2 nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, đó là hệ thống tổng thể các điều luật của chính quyền một nước, một tập hợp các điều luật để thiết lập và điều hành chính quyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa thứ hai, theo đó “hiến pháp” là một bộ các điều luật thành văn và bất thành văn nằm trong một hoặc nhiều văn kiện có liên quan. Trong phạm vi bài này, tác giả chọn lựa quan niệm tổng hợp cả hai nghĩa trên khi bàn về hiến pháp của học giả người Anh Kenneth Wheare trong cuốn các Hiến pháp hiện đại. Khái niệm hiến pháp trong bài này được diễn đạt như sau: “Hiến pháp là một bộ các điều luật có giá trị pháp lý tối cao quy định cách thức cai trị của một quốc gia, được pháp điển hóa trong một văn kiện duy nhất hoặc nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật và thông lệ được rộng rãi chấp nhận trong một quốc gia.”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm