em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Á giúp mình vs mai mình thi rồi
2 câu trả lời
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm nhẹ, mặc dù khu vực này được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm và kinh tế tiếp tục phục hồi tại các nước phát triển, theo Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới công bố ngày hôm nay.
Các nền kinh tế đang phát triển khu vực Đông Á được dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2015 và 2016, giảm nhẹ so với tốc độ 6,9% trong năm 2014. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại ở mức khoảng 7% trong hai năm tới so với tốc độ tăng trưởng 7,4% trong năm 2014. Dự kiến tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển còn lại của khu vực Đông Á tăng thêm nửa điểm phần trăm đạt 5,1% vào năm nay, chủ yếu do cầu nội địa ở các nền kinh tế Đông Nam Á lớn – nhờ vào tâm lý lạc quan của người tiêu dùng và giá dầu giảm. Một vài nền kinh tế nhỏ hơn, đặc biệt là những nước chuyên xuất khẩu hàng hóa thô như Mông Cổ, sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.
Trong nửa thế kỷ qua, Đông Á đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống. Mười nền kinh tế đang phát triển của khu vực hiện đều là những quốc gia có thu nhập trung bình và đã tăng trưởng gấp 3 lần. Sáu trong số này đã chuyển từ thu nhập thấp sang trung bình chỉ trong 1/4 thế kỷ, và một số quốc gia thực sự có khát vọng trở thành nước thu nhập cao ngay trong thế hệ tiếp theo. Sự tăng trưởng bền vững của khu vực đồng nghĩa với việc hơn một tỷ người dân đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực, và nhờ thế gần 2/3 dân số Đông Á hiện có thể được xem là có an ninh kinh tế hoặc thuộc tầng lớp trung lưu.