+đường đi của vòng tuần hoàn máu ? Cho vd về miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ? +cách tính công của cơ?
2 câu trả lời
Đáp án:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi vào mao mạch phổi thực hiện sự trao đổi khí (02 và CO2) ở phổi rồi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ tới các mao mạch ở phần trên cơ thể và các mao mạch ở phần dưới cơ thể tới tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó từ các mao mạch phần trên cơ thể theo tĩnh mạch chủ trên trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch ở phần dưới cơ thể, máu theo tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
* ví dụ về miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- VD về miễn dịch tự nhiên: ơ thể sẽ không bị mắc bệnh thủy đậu một lần nữa nếu đã từng bị mắc một lần.
- Vd về miễm dịch nhân tạo: tiêm phòng vacxin sởi để ngăn ngừa bện sởi, vacxin viêm não nhật bản để ngăn ngừa bệnh viêm não nhật bản,...
* cách tính công cơ:
Áp dụng công thức;
A = F.s
Trong đó:
A: Công sinh ra
Đơn vị: jun (J).
F: Lực tác dụng
Đơn vị: Niutơn( N)
S: Quãng đường
Đơn vị: Mét ( m).
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
- Đường đi của vòng tuần hoàn máu.
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải.
- Ví dụ về miễn dịch tự nhiên: Người sẽ không mắc bệnh lở mồm long móng ở lợn (miễn dịch bẩm sinh); nếu bị bệnh thủy đậu 1 lần thì sẽ không bị lại nữa (miễn dịch tập nhiễm).
- Ví dụ về miễn dịch nhân tạo: Tiêm vacxin bại liệt, uốn ván, viêm gan B,...