Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm bước nữa Chẳng sao Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.” C1: Xác định PTBĐ chính của văn bản C2: Xét về cấu tạo, các câu thơ trên sử dụng kiểu câu nào? C3: Nêu 2 BPTT đc sử dụng trong văn bản? Tác dụng của mỗi BPTT đó? C4: Tại sao tác giả lại khuyên con lùi bước? Việc lùi bước mang lại điều gì cho con?
2 câu trả lời
Câu 1: PTBĐ chính của văn bản là biểu cảm xen với tự sự
Câu 2: Xét về cấu tạo, các câu thơ trên sử dụng kiểu câu đơn.
>> Các câu đó chỉ có một cụm chủ - vị tạo nên.
Câu 3:
* Hai biện pháp tu từ được sử dụng là: Điệp từ và đối ở các câu: Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
>> Tác dụng: Làm nhấn mạnh những khung bậc cảm xúc phải có của cuộc sống và sự thay đổi giữa chúng và làm cho câu thêm nhịp nhàng.
Câu 4:
- Ở đây theo ý người cha "lùi bước" nghĩa là hãy sống chậm rãi, bình thản, hãy để ý những điều xung quanh từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất trên con đường của mình. Hãy cứ "lùi bước" để suy ngẫm, đánh giá lại chính mình. Đây chính là lí do khiến tác giả khuyên con lùi bước.
- Khi "lùi bước" con sẽ không nhất thiết phải ganh đua, không vì phẩm giá của bản thân, lợi ích trước mắt mà bán rẻ lương tâm, đánh mất chính mình.
@Hạ
#học tốt, có sai sót mong giúp đỡ
#trạm phát tín hiệu
Câu 1: Biểu cảm
Câu 2:
Câu rút gọn
Thiếu chủ ngữ: Con
Câu 3:
Điệp cấu trúc: Đừng.... Sẽ ....
Đối: cao, thấp
Tác dụng:
Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn
Nhấn mạnh về sự gửi gắm của người cha mong con giữ cho mình được sự bình tĩnh trước những biến thiên cuộc đời. Cuộc đời xoay vần nhưng cha vẫn mong con có cái nhìn tích cực, đúng đắn và phù hợp.
Cho thấy tình yêu thương, sự gửi gắm và chờ mong ở cha dành cho con.
Câu 4:
Vì tác giả muốn con hiểu mình.
Việc lùi bước giúp con nhận ra mình ở đâu trong đời và hơn hết tạo cho con thêm nhiều niềm tin để mạnh mẽ, để có thể vươn lên trong cuộc sống sau này.