Dựa vào Atlat, so sánh cơ cấu nông nghiệp và công nghiệp của vùng Tây Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ

2 câu trả lời

Đáp án:

Những điểm giống nhau:

- Vị trí: Cả 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều
nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên cả 2 vùng này đều có thể sản xuất được cây công nghiệp nhiệt đới ưa nóng.
+ Cả 2 vùng đều được coi là những vùng chuyên canh cây công nghiệp vào oại lớn nhất cả nước và đều giữ một vị trí quan trọng với những thế mạnh phát triển khác nhau trong sản xuất nông nghiệp ở các nước.
- Về điều kiện hình thành và các thế mạnh phát triển:
+ Cả 2 vùng đều có tài nguyên đất chủ yếu là đất Feralit, cho nên thích hợp với phát triển các cây công nghiệp lâu năm và có địa hình là núi và cao nguyên có đọ dốc và chia cắt lớn nên nhìn chung việc khai thác, sử dụng và áp dụng cơ giới hoá gặp nhiều khó khăn, đồng thời rất dễ bị xói mòn, rửa trôi thoái hoá đất.
+ Cả 2 vùng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và có sự phân hoá rõ nét theo chiều cao. Vì vậy cơ cấu cây công nghiệp của mỗi vùng rất đa dạng và đều thể hiện phân hoá theo mùa trong đó mùa khô cả 2 vùng đều thiếu nước.
+ Cả 2 vùng đều có nguồn lao động với trình độ thâm canh cac cây công nghiệp khá cao, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm lâu đời. Trong đó ở Trung du miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng chè búp, Trung nguyên có trồng Cà Phê và đều được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư lớn về việc hiện đại hoá CSVCHT, hoàn thiện về cơ cấu cây trồng và bảo vệ tài nguyên môI trường.
- Khả năng:
+ Cả 2 vùng đều có khả năng sản xuất với qui mô lớn nhất cả nước về cây công nghiệp lâu năm và đều có cơ cấu cây công nghiệp rất đa dạng, gồm cả cây dài ngày, lẫn cây ngắn ngày, cả cây nhiệt đới lẫn cây cận nhiệt đới. Cả 2 vùng đều hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp với hướng chuyên môn hoá sâu, với tính chất sản xuất hàng hoá cao và gắn chặt với các nhà máy chế biến.
Khác nhau:
- Vị trí: 2 vùng này đều nằm ở 2 vùng lãnh thổ khác nhau của cả nước, trong đó Trung du miền núi Bắc Bộ nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc (Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), Tây Nguyên nằm ở miền. Trung và trên độ cao từ 400 - 5000 m so với mực nước biển.
- Vai trò, qui mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây CN lớn thứ hai, Trung du miền núi Bắc Bộ thứ 
- Điều kiện hình thành và hướng chuyên môn hoá :
+ Đất đai: Tây nguyên chủ yếu đất đỏ bazan còn Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu đất Feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi.
+ Địa hình: Tây nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng còn trung du miền núi phía Bắc có địa hình dốc với độ chia cắt rất phức tạp.
+ Khí hậu: Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nhưng phân hoá rất rõ theo chiều cao (từ độ cao 400- 500 m có khí hậu cận nhiệt đới ôn đới, mát lạnh) còn trung du miền núi phía Bắc thì có khí hậu nhiệt đới nhưng có mùa Đông lạnh kéo dài và phân hoá rất rõ theo chiều cao. Ở TN thì rất thiếu nước vào mùa khô còn trung du miền núi phía Bắc thì vấn đề nước tưới vào mùa khô không gay gắt như 2 vùng trên.
+ Nguồn lao động thì trình độ thâm canh cây công nghiệp rất khác nhau, ở trung du miền núi phía Bắc có nguồn lao động có bản chất cần cù nhất, nguồn lao động ở tây Nguyên được coi là có trình độ thâm canh thấp nhất.
+ CSHT, thấp nhất ở Tây nguyên.
+ Sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì Tây nguyên được quan tâm nhiều nhất, thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc.
+ Về hướng chuyên môn hoá rất khác nhau. Tây Nguyên chủ yếu sản
xuất cà phê, chè búp, dâu tằm ; Còn Trung du miền núi phía Bắc chủ yếu sản xuất chè búp và các cây công nghiệp đặc sản như Sơn, Hồi... .

Cho mk vote + cám ơn + ctlhn nhé!

#Chucbanhoctot

1phải xây dựng cơ cấu hợp lí giữa các ngành , các thành phần kinh tế và các vùng lành thổ vì A góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế B nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế C nhầm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững D đẩy mạnh 2quá trình công nghiêp hóa-hiện đại hóa 2 tốc độ chuyển dịch cơ cấu gdp của nước ta hiện nay là Acòn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước B khá nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển C nhanh, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển D rất nhanh, đi trước đón đầu các xu hướng phát triển

3 VIỆC hình thanh các vùng động lực phát triển kt , vùng chuyên canh và các khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất có qui mô lớn là biểu hiện của sự chuyển dịch? A cơ cấu ngành kinh tế B cơ cấu thành phần kt C cơ cấu lãnh thổ kt Dcơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm