Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba a.Theo em câu ca dao tục ngữ trên nói về tín ngưỡng hay tôn giáo nào ở Việt Nam? b.Kể 2 tín ngưỡng và 5 tôn giáo ở Việt Nam mà em biết? c.Thế nào là tín ngưỡng và tôn giáo? Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo cho ví dụ?
2 câu trả lời
A. Câu ca dao trên nói về tín ngưỡng ở VN
B. *Tín ngưỡng
Tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng tô tem
* Tôn giáo
Đạo phật, đạo tin lành, đạo chúa,... ( Mình biết 3 cái thôi nha?)
C. Câu này là lí thuyết,bạn chụp lại hộ mình để mình nêu sự khác nhau nha?
a cả hai
b Thờ sinh thực khí
Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
Thờ việc sinh đẻ
Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).
Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau. Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ[cần dẫn nguồn]. Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên.
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa và một số nhóm lấy nền tảng là triết lý Phật giáo nhưng được cải biên để thích ứng với văn hóa như Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương); Kitô giáo (gồm nhánh Công giáo Rôma và nhánh Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Hồi giáo và Ấn Độ giáo). Nền tín ngưỡng dân gian bản địa cho tới nay vẫn có ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam.
c
Tín ngưỡng. ... Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững.
Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng, hay thần thánh, và những đạo lý, tục lệ, và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. ... Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.
– Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao. Nghi lễ trong tôn giáo được thực hiện mang tính bắt buộc đối với tín đồ, được duy trì thường xuyên, cùng với những quy định khác. Còn tín ngưỡng được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống. Cho nên tín ngưỡng phần lớn mang tính dân gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ được thể hiện đơn giản, không bắt buộc đối với người theo.
– Ở tôn giáo, niềm tin được đặc biệt đề cao, có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách lý giải mang tính lôgic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm… Còn tín ngưỡng, niềm tin không trở thành đức tin mà niềm tin ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng. Nói cách khác, xét về mặt nào đó thì tín ngưỡng có nội hàm hẹp hơn tôn giáo, bởi vì tôn giáo nào cũng có tín ngưỡng, niềm tin, đức tin tôn giáo nhưng không phải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo.
– Tôn giáo thường có một số yếu tố như: Đấng sáng tạo, kinh sách, giáo chủ, hệ thống giáo lý, tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo một hệ thống chặt chẽ. Vì vậy, tôn giáo là một thực thể xã hội, nó có tác động lớn tới đời sống xã hội, còn tín ngưỡng thì thiếu các yếu tố này hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt, mang tính sơ khai.