đóng vai cụ bơ mem kể lại câu chuyện cụ vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió

1 câu trả lời

Tham khảo:

Nước Mỹ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Thế giới nhưng sự phân biệt giàu nghèo cũng vô cùng sâu sắc. Những người nghèo thuộc tầng đáy của xã hội thật khốn khổ, tôi – Bơ men cùng với các họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi thuê cùng một khu nhà trọ gần công viên Oa Sinh tơn là những người khốn khổ, căn bệnh sưng phổi hoành hành đang có nguy cơ cướp đi cô bé Giôn-xi đáng thương tội nghiệp.

Tôi là một người nghèo khổ, cô đơn và cả cuộc đời chỉ ước mơ vẽ được một bức tranh kiệt tác. Tôi là một họa sĩ đã cầm bút vẽ được bốn mươi năm nhưng đều gặp phải thất bại. Tôi phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho nhiều họa sĩ. Nhưng tôi vẫn luôn nung nấu một ước mơ cao đẹp đó là vẽ " một bức tranh kiệt tác", nhưng lại chưa bao giờ bắt đầu cả, ước mơ vẫn chỉ là ước mơ và nó vẫn còn nằm trên giá vẽ!. Tôi, Xiu, Giôn-xi đã ở cùng nhau thuê một căn phòng ở làng Grinnic, tôi ở tầng dưới còn Xiu và Giôn-xi ở tầng trên.

Khi tôi lên trên gác cùng với Xiu sang buồng bên sợ sệt nhìn cây thường xuân leo trên bức tường gạch nhà bên đối diện với cửa sổ phòng Giôn-xi lá ào ào rụng như trút. Cái giống cây này trút lá về mùa đông thường thì nó đã rụng hết lại thêm thời tiết khắc nghiệt thế này làm gì còn chiếc nào trụ nổi qua đêm nay? Tôi giúp gì được cô bé đây? À! Đúng rồi! Tôi sẽ bí mật vẽ chiếc lá vào đêm nay. Có lẽ chỉ như vậy mới cứu sống được Giôn-xi yếu đuối ngớ ngẩn này chăng?

Đợi màn đêm buông xuống, tấm mành ở phòng Giôn-xi đã kéo xuống tôi bắt đầu kế hoạch của mình. Một hộp màu cùng vài chiếc bút lông ngọn đèn bảo và một chiếc thang tất cả được đem ra sẵn sàng. Mưa gió chỉ đợi tôi xuất hiện là áo tới. Ôi lạnh quá! Gió bứt mảnh áo mưa cũ nát phần phật xé toạc nó, nước nén vào quần áo buốt lạnh tôi dựng chiếc thang vào tường trèo lên ngọn đèn bão vẫn to đến mấy giường như cũng thấy không đủ sáng. Tôi đưa bàn tay run rẩy của mình về từng từng nét cuống lá màu xanh sẫm, dìa lá hình răng cưa, pha chút vàng, làm sao qua mắt được hai con bé. Trời ơi quần áo của tôi đã ướt sũng, mắt hoa nên hơi thở hổn hển… Hãy cố lên, chỉ một chút nữa thôi…Cuối cùng bức vẽ cũng hoàn thành. Tôi cố gắng tụt xuống khỏi thang. Cái thang rơi xuống đất, bảng màu tung tóe, đèn bảo ngổn ngang, tôi chẳng kịp thu dọn, chẳng nhẽ chết ỏ đây ư? Tôi dùng hết sức tàn bò lết vào trong phòng rồi ngất đi chẳng hay biết.

Khi tỉnh dậy thì tôi không biết mình mình đang nằm ở đâu toàn một màu trắng toát bác sĩ bước vào thì ra đây là bệnh viện. Sức lực tôi đang cạn dần nhưng thật hạnh phúc khi Xiu đến thăm tôi, cô ấy kể cho tôi nghe về sự hồi sinh của Giôn-xi thế là mọi cố gắng của tôi đã được đền trả. Giôn-xi đã sống, còn tôi, tôi biết mình không qua khỏi, nhưng giờ có thể nhắm mắt xuôi tay được rồi. Xiu cứ một mực bảo bức vẽ của tôi là kiệt tác. Nào là nó giống thật, nào là nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt bằng cả tính mạng của tôi, đem lại sự sống cho giôn vi, nó là nghệ thuật chân chính…

Tôi chẳng hề có ý định vẽ kiệt tác thế mà nó lại trở thành hiện thực trong giây phút cuối đời này ư? Thế thì hạnh phúc quá.

Tôi đã sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Chúc cho hai cô bé ở lại sống khỏe, trẻ trung có ích thực hiện được hoài bão vẽ kiệt tác của mình và hơn thế hãy đem nghệ thuật chân chính phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước