“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. (1) Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. (2) Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em”. (3) 1, Chỉ ra nguyên tắc cơ bản để thành công được nêu trong đoạn trích 2, Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào? 3, Nêu hiệu quả của biện pháp so sánh được tác giả sử dụng trong câu:" sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời"

1 câu trả lời

Câu 1 : Nguyên tắc cơ bản để thành công : sống trong thế chủ động

(Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Sống tự biết cứu lấy mình.)

Câu 2 : Biểu hiện cách sống thụ động

- Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không.

- Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn.

- Biết người ta có nhiều sách mà không mở lời mượn.

- Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào có người hỏi thăm mới lên tiếng.

=> Ngại giao tiếp , chậm chạp , lười biếng , tự khép mình.

Câu 3 :

So sánh lối sống thụ động với con bè trên dòng nước để làm nổi bật , nhấn mạnh sự nguy hiểm và hậu quả của lối sống tiêu cực này .

-> Nếu cứ tiếp tục duy trì lối sống thụ động , sẽ có ngày giống như con bè , "mặc sóng gió xô đâu trôi đó" : bị bỏ lại , bị vùi dập ,không được quan tâm tới  và "mệt nhoài vì giông bão cuộc đời" : thất bại , bị chê cười , cuộc sống khổ cực , khó khăn , ngày một đi xuống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm