Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ đâu? Tác giả là ai? Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Câu 3: Đoạn trích đã để lại cho em những suy nghĩ gì?
2 câu trả lời
Câu 1
-Đoạn trích trên được trích từ văn bản "Trong lòng mẹ"(tác phẩm này thuộc chương IV của tác phẩm"Những ngày thơ ấu")
-Tác giả là Nguyên Hồng( tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng)
Câu 2
– Biện pháp nghệ thuật: so sánh( thể hiện qua câu: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ)
–> Tác dụng: thể hiện sự căm ghét, oán hờn của chú bé với những cổ tục đã đày đọa mẹ con chú, dù nó có là những thứ khó nuốt như hòn đá, cục thủy tinh cũng cố nuốt nó để bảo vệ người mẹ của mình
Câu 3
Đoạn trích đã để lại cho em những suy nghĩ:
-Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn chảy trong tâm hồn mỗi con người
-Những cổ tục cũ xưa đáng bị lên án và bãi bỏ
Câu 1 :
- Trích : Những ngày thơ ấu
- Tác giả : Nguyên Hồng
Câu 2 :
- Phép tu từ được sử dụng là so sánh: tác giả ước những hủ tục đã đày đọa mẹ của mình trở thành những vật hữu hình: hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để có thể tự tay phá nát chúng, bảo vệ mẹ của mình
- Tác dụng biện pháp tu từ: mang lại giá trị biểu cảm cao cho đoạn trích: vì tình yêu thương mẹ, bé Hồng căm phẫn những hủ tục đày đọa mẹ, phá hoại cuộc sống hạnh phúc của mẹ. Bé ước những thứ đó trở nên hữu hình cụ thể để có thể phá nát chúng, bảo vệ mẹ, yêu thương mẹ.
Câu 3 :
- Tình yêu thương mẹ vô bờ bến của bé Hồng
#milkteanguyen