Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: […] Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: “Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!”. Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng: - Chúng ta đành chết mất ở đây thôi. Mai ôm con, bảo vợ: - Trời luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo! Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đã có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: “Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả!”. Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi. Dây bò đến đâu, những quả xanh non mơn mởn nhú ra đến đấy. Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt. Càng ăn càng mát đến ruột gan. Mai reo lên: - Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi! Từ hôm đó, hai vợ chồng cố trồng thêm thật nhiều dưa. […] (Trích Sự tích dưa hấu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.98-99) Câu 1. Hãy chỉ ra những chi tiết trong ngữ liệu trên có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống đó? Câu 2. Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì ảo không? Vì sao? Câu 3. Em thấy Mai An Tiêm trong đoạn trích trên là người như thế nào? Câu 4. a. Dấu ngoặc kép trong đoạn dưới đây có công dụng gì? Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: “Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả!”. b. Dấu phẩy trong câu sau có công dụng gì? Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. c. Các dấu gạch ngang trong đoạn trích trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về thông điệp được gửi gắm trong câu chuyện.

1 câu trả lời

Câu 1: 

bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng: - Chúng ta đành chết mất ở đây thôi. 

Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đã có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống?

bồ gạo đã vơi

Hoàn cảnh sống khó khăn, bám trụ vào những gì vốn có xung quanh

Câu 2:

Không. Vì đây là hình ảnh hiển nhiên, hoàn toàn có thật và cũng không gắn với phép màu kì lạ nào. 

Câu 3: 

Là người có ý chí, có nghị lực và có khao khát sống mạnh mẽ

Câu 4:

a. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật 

b. đánh dấu trạng ngữ - dấu phẩy thứ nhất

phân tách thành phần câu cùng vị trí

c. Đánh dầu lời nói của nhân vật 

Câu 5:

Thông điệp được gửi gắm trong đoạn trích là thông điệp về tinh thần sống mạnh mẽ. Ý chí, nghị lực sẽ mang đến cho con người niềm tin để có thể vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Gia đình Mai An Tiêm đã dùng ý chí phi thường và niềm tin lớn để nuôi sống bản thân mình. Hoàn cảnh khó khăn không khiến con người trở nên bi lụy. Giữ nghị lực đủ lớn, con người sẽ chiến thắng được mọi chông gai và tự duy trì được nguồn sống của chính mình.