ĐỌc ngữ liệu sau : Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra… Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi 1. CHọn đáp án đúng nhất Câu 1 : Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? A.Tự do B. Ngũ ngôn C. Lục bát D. Tứ tuyệt Câu 2 : Từ bạc phếch là : A.Danh từ B. Động từ C. Tính từ D.Số từ Câu 3 : Xét theo cấu tạo , câu thơ Đêm hè hoa nở cùng sao là kiểu câu gì A. Câu đơn B. Câu cảm thán C.Câu trần thuật D.Câu ghép Câu 4 : Trong khổ III của bài thơ trên , tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. Ẩn dụ B. So sánh C.Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 5 : Trong bài thơ có mấy từ láy : A. Bốn B.Ba C.Hai D. Một Câu 6 : Từ "trời trong" là : A. Từ láy B. Từ ghép C.Từ phức D. Từ ĐƠn

2 câu trả lời

` # Chớp# ` 

Câu `1 `: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào`  ?`

`=> C` . Lục bát

`=>` Vì mỗi câu gồm `6` âm tiết và `8` âm tiết 

Câu `2` : Từ bạc phếch là :

`=> C. ` Tính từ 

`=>` Vì từ " bạc phếch" có nghĩa là bị phai màu bị chuyển sang màu trắng đục 

Câu `3` : Xét theo cấu tạo , câu thơ Đêm hè hoa nở cùng sao là kiểu câu gì `?` 

`=> A .` Câu đơn 

`=>` Vì câu thơ : " Đêm hè hoa nở cùng sao " có `1` cụm ` C - V ` 

`=> TN: ` Đêm hè 

`=> CN` : Hoa 

`=> VN : ` Nở cùng sao 

Câu `4` : Trong khổ III của bài thơ trên , tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào`?` 

`=> C . ` Nhân hóa

`=>` Vì tiếng dừa được nhân hóa đẻ làm dịu nắng buổi trưa, gọi đàn gió cùng hòa vào không khí mùa trưa với dừa, dừa biết chuyển động 

`=>` Hoạt động nhân hóa của tiếng dừa : làm dịu, gọi, múa, đủng đỉnh 

Câu `5` : Trong bài thơ có mấy từ láy `?` 

`=>C . ` Hai 

`=>` Gồm các từ láy : rì rào, đủng đỉnh `->` láy bộ phận 

`=>` Từ " rì rào" láy âm " r" 

`=>` Từ " đủng đỉnh" láy âm " đ"

Câu `6` : Từ "trời trong" là :

`=> B` Từ ghép 

`=>` Vì từ " trời" có nghĩa và từ " trong" cũng có nghĩa 

`=>` Từ" trời" có nghĩa là nơi chú ngụ của các vị chúa, thần,, là bầu khí quyển của không gian

`=>` từ " trong" có nghĩa là sạch, không bị bẩn, bám 1 thứ nào đó

Câu `1.` Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ?

A.Tự do

B. Ngũ ngôn

C. Lục bát

D. Tứ tuyệt

`=>` Chọn `C.` Lục bát

`-` Giải thích:

Vì mỗi cặp câu thơ đều có 1 câu gồm 6 âm tiết và 1 câu gồm 8 âm tiết.

Câu `2.` Từ bạc phếch là :

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Số từ

`=>` Chọn `C.` Tính từ

`-` Giải thích:

Vì từ "bạc phếch" là một tính từ để ý chỉ những sự vật, đồ vật bị phai màu, dần dần ngả sang màu trắng đục không đều nhau.

Câu `3.` Xét theo cấu tạo , câu thơ Đêm hè hoa nở cùng sao là kiểu câu gì

A. Câu đơn

B. Câu cảm thán

C. Câu trần thuật

D. Câu ghép

`=>` Chọn `A.` Câu đơn

`-` Giải thích: 

Trong câu chỉ có 1 cụm Chủ - Vị nên câu thơ "Đêm hè hoa nở cùng sao" là câu đơn.

`+`  Trạng ngữ: Đêm hè

`+` Chủ ngữ: hoa

`+` Vị ngữ: nở cùng sao.

Câu `4.` Trong khổ III của bài thơ trên , tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Điệp ngữ

`=>` Chọn `C.` Nhân hóa

`-` Giải thích:

     Nhân hóa ở hình ảnh: tiếng dừa làm dịu nắng trưa, tiếng dưa gọi đàn đàn gió đến, dừa múa reo (dùng các từ chỉ hoạt động của con người cho cây dừa, nhằm nhân hóa cây dừa như một con người, giúp gần gũi với người đọc hơn).

Câu `5.` Trong bài thơ có mấy từ láy :

A. Bốn

B. Ba

C. Hai

D. Một

`=>` Chọn `C.` Hai

`-` Giải thích: 

Các từ láy đó là: rì rào, đủng đỉnh.

`+` Rì rào (láy âm đầu "r").

`+` Đủng đỉnh (láy âm đầu "đ").

Câu 6 : Từ "trời trong" là :

A. Từ láy

B. Từ ghép

C.Từ phức

D. Từ Đơn

`=>` Chọn `B.` Từ ghép.

`-` Giải thích:

Vì khi tách riêng, từ "trời" và từ "trong" đều có ý nghĩa riêng biệt.

`+` "Trời" là 1 danh từ, chỉ khoảng không gian nhìn thấy như hình vòm úp trên mặt đấtt.

+` "Trong" là 1 tính từ chỉ sự sạch sẽ, không bị dính bẩn.

`color{red}{@Cá}`