Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “….Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống rãnh làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi…” (Trích Ngữ văn 8 , tập một, NXB GD 2018) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. 3. Vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để viết lại câu sau đây mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu: “...Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy.” 4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) thuyết phục mọi người giảm thiểu sử dụng bao bì ni lông cần gấp em cảm ơn mn

2 câu trả lời

Câu 1:

-Đoạn văn trích từ văn bản " Thông tin về Trái Đất năm 2000"

-Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

Câu 2: Văn bản nêu rõ lên những tác hại nguy hiểm mà việc sử dụng bao bì ni lông gây ra.

Câu 3: Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người mất,nhờ tiến bộ y học, nhân loại hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy.

Câu 4: Bao bì ni lông được con người sử dụng rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước. Nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người chưa biết được tác hại mà bao bì ni lông gây ra nguy hiểm đến nhường nào. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Đặc biệt, tình trạng vứt bao ni lông bừa bãi còn gây ra nhiều tác hại hơn. Chẳng hạn như gây tắc nghẽn đường cống thoát nước, làm hôi thối, nghẹt,..khiến nước bẩn không thoát được ảnh hưởng đến sức khỏe, vệ sinh cộng đồng. Đồng thời, ở một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn chúng hủy hoại đời sống người dân. Qua đó ta có thể thấy những tác hại mà bao bì ni lông mang lại chẳng tốt đẹp là bao. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần đưa ra những giải pháp như sử dụng túi thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng nhiều lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại... Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là sự vào cuộc của mỗi người dân, người tiêu dùng nhằm thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng túi ni lông trong cuộc sống hằng ngày để gìn giữ môi trường và sức khỏe cộng đồng. 

Nằm bên sông Sài Gòn, thuộc Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng hay còn là Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kiến trúc Bến Nhà Rồng là một tòa nhà lớn, xây dựng theo kiểu Á Đông, cao hai tầng, do Công ty Vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863, dùng làm nơi bán vé tàu và nơi ở cho người Pháp quản lý tàu vào ra. Tại nơi đây, vào ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện ra đi tìm đường cứu nước. Ngoài ý nghĩa lịch sử, mỗi kỷ vật được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh còn là hiện thân của tình cảm và sự kính yêu mà mỗi người Việt Nam nói chung, người miền Nam nói riêng dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với quần thể khu di tích, ngay cạnh con đường Nguyễn Tất Thành là cột cờ Thủ Ngữ. Vào tháng 10-1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ này. Từ “thủ ngữ” có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào. Ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trước gió càng tạo thêm cảnh quan và đầy ý nghĩa về khu di tích Bến Nhà Rồng.(Theo Tiến Thành – Báo ảnh đất Mũi)- Văn bản trên thuyết minh về di tích Bến Nhà Rồng, người viết sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, giải thích, phân tích.