Đọc khổ thơ trích từ bài thơ "Nhớ rừng"của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 1.Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn chỉnh? 2.Nếu thay từ "chết" bằng từ "tắt" trong câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao? 3.Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi vấn đó? 4. Người xua nói " Thi trung hữu họa"(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên .Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối(gạch chân và chú thích).

2 câu trả lời

1. Trong cũi sắt, con hổ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian oanh liệt của mình khi còn ở chốn rừng già.

2. Nếu thay từ ''chết''bằng từ ''tắt''thì câu thơ sẽ trở nên thật bình thường.''Tắt'' là một từ ngữ rất thân thuộc nhưng đặt giữa mạch thơ dâng đầy cảm xúc,nó lại tạo cho người đọc một cảm giác hụt hẫng,thậm chí là mất sự logic . Đặt từ ''chết ''ở đây là táo bạo nhưng là cái táo bạo rất phù hợp khi song hành với ''chiều lênh láng máu''.Chỉ khi dùng từ ''chết'' ,câu thơ mới lột tả được hết tâm trạng và sức mạnh của loài mãnh thú-oai linh rừng thẳm.Vì vậy không nên có sự thay đổi từ ''chết'' thành ''tắt'' trong câu thơ ''Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt'' của nhà thơ Thế Lữ

3. Các câu hỏi có trong đoạn thơ.

- Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

- Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.

4.

Bị giam cầm trong vườn bách thú, con hổ trong bài thơ  " Nhớ rừng " của Thế Lữ vô cùng ngao ngán  .  Trong cũi sắt, hổ buồn chán với cuộc sống thực tại bị giam hãm bao nhiêu thì nó lại càng nhớ nhung cuộc sống trong quá khứ bấy nhiêu. trong đoạn thơ thứ ba , hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh là những kí ức  mà vị chúa tể rừng già không bao giờ quên . Tác giả đã rất thành công khi xây dựng bức tranh tứ bình tuyệt đẹp và bóng dáng hổ đầy lẫm liệt, oai nghiêm khi kiêu hùng bước lên chốn rừng ngàn trong bức tranh tứ bình.Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng, những chiều lênh láng máu sau rừng . Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

 

1)hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.

-Nhớ rừng của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

2) không đc thay thế, câu văn nghe thiếu hoa mỹ, phải nói giảm nói tránh nếu ko sẽ nghe kém phần lịch sự,...

3) Bạn tự nhé dễ lắm

=>Thể hiện tâm trạng chán ngán, khinh ghét, căm thù của cảnh tầm thường, đơn điệu và luôn hoài niệm về thời oanh liệt ngày xưa của con hổ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

II. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below. 6. Radioactive pollution is increasing the increased use of radioactivity. A. as B. since C. because of D. because 7. Do you think there would be less conflict in the world if all people the same language? A. spoke B. speak C. had spoken D. will speak 8. Unless you all of my questions, I can’t do anything to help you. A. answered B. answer C. would answer D. are answering 9. Singapore is famous for its …………. streets and green trees. A. cleanliness B. cleanly C. cleaning D. clean 10. If someone into the store, smile and say, “May I help you?” A. comes B. came C. come D. should come 11. It was said that the fish died a powerful toxin in the sea water. A. because of B. because C. since D. as a result 12. “Here’s my phone number”. “Thanks. I’ll give you a call if I some help tomorrow” A. will need B. need C. would need D. needed 13. is the festival celebrated? – Every year. A. When B. How often C. How D. What 14. The death rate would decrease if hygienic conditions improved. A. was B. is C. were D. had been 15. On Christmas Eve, most big cities, especially London are _______ with coloured lights across the streets and enormous Christmas trees. A. decorated B. hang C. put D. made 16. If she him, she would be very happy. A. would meet B. will meet C. met D. should meet 17. Nga is a beautiful girl; ______ , she’s kind - hearted. A. therefore B. however C. moreover D. otherwise 18. If I had enough money, I abroad to improve my English. A. will go B. would go C. went D. should have go to 19. She has read interesting book. A. a B. an C. the D. Ø 20. If it convenient, let’s go out for a drink tonight. A. be B. is C. was D. were

10 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước