ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới ( từ câu 1 đến câu 4): Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, … là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà mượn cái gạt tàn. …Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) Câu hỏi (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Bài làm của bạn: Câu 02: (ĐỌC- HIỂU- 0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? Bài làm của bạn: Câu 03: (ĐỌC- HIỂU- 1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. Bài làm của bạn:

2 câu trả lời

C1:

PTBĐC: Nghị Luận

C2:

Thói quen tốt theo tác giả là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,..

Thói quen xấu theo tác giả là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự

C3:

BPTT: Liệt Kê

Liệt kê ra rõ thế nào là thói quen tốt, thế nào là thói quen xấu

Tác dụng:

+ Khiến cho câu văn trở nên rõ ràng, đồng thời phân chia ra thành hai bố cục

+ Tạo nên sự mạch lạc trong câu văn

+ Giups người đọc hiểu thế nào là thói quen tốt, thế nào là thói quen xấu

n, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) Câu hỏi (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Bài làm của bạn: Câu 02: (ĐỌC- HIỂU- 0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? Bài làm của bạn: Câu 03: