Đọc hai khổ thơ đầu, có người cho rằng: Đây là những ngày huy hoàng đắc ý nhất của ông đồ. Nhưng lại có người bảo rằng: Ngay từ đầu bài thơ đã cho ta thấy những ngày tàn của Nho học và thân phận buồn của ông đồ. Ý kiến của em như thế nào trước hai nhận định trên?

2 câu trả lời

Ai đọc thơ của Vũ Đình Liên cũng sẽ thấy những màu sắc hoài cổ, tiêu biểu là bài thơ " Ông đồ". Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Đọc hai khổ thơ đầu chứng ta thấy được hình ảnh, những ngày huy hoàng, đắc ý nhất của ông đồ. Hình ảnh những ông đồ chúng ta thường thấy ông trên đường phố để viết câu đối mỗi khi Tết đến xuân về. Mực tàu và giấy đỏ là những vật dụng gắn bó với ông đồ. Mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Chúng ta thấy được sự lặp lại đều đặn của hình ảnh ông đồ trên phố. Đó là những thời gian huy hoàng của ông đồ. Ông đã được dịp phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách và đó cũng là thời khắc huy hoàng nhất của ông đồ cũng như là sự báo hiệu cho thời lụi tàn sắp đến của ông đồ.

$@Quangthiteo123$

         Ý kiến của em là ý kiến thứ nhất sẽ đúng hơn bởi vì khổ thơ 1 và 2 là những lức huy hoàng của ông đồ vào những dịp hoa đào, hoa mai nở. Cứ khi hoa đào nở thì ông đồ lại bày mực tàu, giấy đỏ ra đường phố nhiều người qua lại. Trong khổ thứ 2 có đoạn thơ :  "Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài". Là những lời mà Những người thuê ông đò viết chữ nho hoặc cũng có thể là nhưunxg người qua đường ngợi khen tài năng của ông đồ. "Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay" là những câu ví như 1 nét đẹp trong từng câu thơ chữ viết được những nét của 1 nghệ nhân kì tài xuất chúng.