Đọc hai khổ thơ đầu bài Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên, có người cho rằng:''Đây là những ngày huy hoàng, đắc ý nhất của ông đồ.'' Nhưng lại có người bảo rằng:''Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã cho ta thấy nhưng ngày tàn của Nho học và thân phận của ông đồ.'' Ý kiến của em thế nào? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng từ 7-10 câu:((( Helpp me chiều nay mình nộp rồi:<

2 câu trả lời

Nếu nhìn từ góc độ bề ngoài thì đây là những ngày huy hoàng của ông đồ bởi vẫn còn "bao nhiêu người thuê viết". Song thực tế đây là giai đoạn gần cuối của thời Nho học, lúc đó chữ Nho chưa mất hẳn vị thế trong cuộc sống của người Việt mà mất dần cho đến lúc vắng hẳn (khi chế độ thi cử phong kiến bãi bỏ - khoa thi cuối cùng vào năm 1915). Ông đồ đã bắt đầu phải tìm kế mưu sinh: bán chữ trên hè phố. Nên có người cho rằng: ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy những ngày tàn của Nho học và thân phận buồn của ông đồ. 

Trên đây là ý kiến của mình, mong rằng sẽ giúp được ai đó, Chúc các bạn học tốt!

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

Theo em ý kiến thứ nhất đúng hơn cả vì ở hai khổ thơ đầu Vũ Đình Liên luôn nhắc đến sự huy hoàng, tươi đẹp trong những năm tháng vàng son của Nho học. "Mỗi năm" là khoảng thời gian lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về ông đồ già lại mang dụng cụ ra ngồi ven đường. Dụng cụ của ông đó là mực tàu, là giấy đỏ, là bút lông để viết nên những chữ nho cứng cáp, rắn rỏi, khỏe khoắn mà tràn đầy ý nghĩa. Cứ mỗi khi ông đồ hành nghề là người người nô nức tấp nập đến thuê ông viết chữ. Họ mong có được chữ của ông để treo trong nhà ngày tết với hi vọng may mắn trong năm mới. Tài nghệ của ông đồ được khẳng định qua những người thuê viết, những nét chữ của ông như rồng bay phượng múa uyển chuyển trên mặt giấy đỏ thơm tho. Cứ thế, cứ thế năm nào cũng vậy mỗi khi ông đồ bày mực tàu giấy đỏ là bao nhiêu người lại nô nức đến thuê viết. Đó là thời vàng son của ông đồ xưa.