Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

'' Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý Thạch sanh đố họ ăn hết được miêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước

Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”.

Câu 1. Truyện “Thạch Sanh" thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

Câu 2a. Xác định ít nhất 01 từ ghép có trong đoạn trích. Đạt 01 câu với từ ghép đó (Không viết lại câu đã có trong đoạn trích đọc hiểu).

Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh". Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyền “Thạch Sanh" (Kể tối thiểu 03 truyện)

2 câu trả lời

Câu 1 :

- Là một loại truyện dân gian

- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thạch Sanh là kiểu nhân vật dũng sĩ,có tài năng kì lạ

- Sự ra đời và lớn lên vừa bình thường vừa khác thường

Câu 2 : 

Từ ghép: tướng lĩnh, quân sĩ, niêu cơm

Từ đơn:  dọn, thấy, môi, đũa, động

Từ láy: vỏn vẹn, xíu xíu

- Đặt câu : Tướng sĩ thật oai phong hùng dũng thắng trận trở về 

Câu 3 : 

* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn thần: 
Chữa bệnh cho công chúa
Vạch tội mẹ con Lí Thông.
Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ớc mơ công lí .
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nớc ch hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để 
cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình 
của nhân dân ta.

Câu 4 : 

- Chủ đề trong câu chuyện là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đề cao vẻ  đẹp phẩm chất cao quý của con người
- Những truyện cùng chủ đề: Tấm Cám, Sọ Dừa, công chúa ngủ trong rừng 

Câu 1:

- Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích.

- Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ.

Câu 2a: HS tự xác định 01 từ ghép có trong đoạn trích và đặt câu.

Ví dụ: từ ghép “niêu cơm”

Đặt câu: Hình ảnh niêu cơm thần kì là chi tiết đặc sắc, có giá trị thẩm mĩ cao trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

Câu 3:

- Chi tiết thần kì trong đoạn trích: niêu cơm thết đãi quân lính 18 nước chư hầu của Thạch Sanh cứ ăn hết lại đầy.

- Ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần kì: tượng chưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Câu 4:

- Chủ đề: phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện)

- Một số truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh”:

 + Tấm Cám

+ Cây tre trăm đốt

+ Cây khế

 ….

Câu hỏi trong lớp Xem thêm