Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Cô tôi chưa dứt câu,cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". a.Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b.Chỉ ra phép tu từ đc sử dụng trong đoạn văn và phân tích giá trị biểu cảm. (Đoạn văn trên đc trích trong vb"Trong lòng mẹ"-Nguyên Hồng)

2 câu trả lời

*Bạn tham khảo nha*

a, Nội dung đoạn văn là: khao khát được phá hủy, bài trừ những nguồn cơn gây ra nỗi khổ cho mẹ bé Hồng của Hồng: định kiến xã hội, gia đình ghẻ lạnh,..

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b, Phép tu từ được sử dụng là so sánh: tác giả ước những hủ tục đã đày đọa mẹ của mình trở thành những vật hữu hình: hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để có thể tự tay phá nát chúng, bảo vệ mẹ của mình

Tác dụng biện pháp tu từ: mang lại giá trị biểu cảm cao cho đoạn trích: vì tình yêu thương mẹ, bé Hồng căm phẫn những hủ tục đày đọa mẹ, phá hoại cuộc sống hạnh phúc của mẹ. Bé ước những thứ đó trở nên hữu hình cụ thể để có thể phá nát chúng, bảo vệ mẹ, yêu thương mẹ.

@HỌC TỐT

a,

- Nội dung: sự căm ghét của Hồng với những cổ tục và tình yêu thương mẹ lớn lao của cậu.

- PTBĐ chính: biểu cảm

b,

- Phép tu từ: so sánh

- Phân tích giá trị biểu cảm

Bài làm

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ", nhà văn Nguyên Hồng đã có một câu ăn hay và đặc sắc: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". (1) Trong câu, ông đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp với các động từ liên tiếp vô cùng tinh tế. (2) Trước hết, "những cổ tục" được ví von với "hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ" thông qua từ ngữ so sánh "giá". (3) Đây là cách so sánh hình ảnh trìu tượng, vô hình với hữu hình, cụ thể, góp phận tạo nên cách diễn đạt hấp dẫn, sinh động, gợi cảm, gây ấn tượng đối với người đọc. (4) Ngoài ra, nó còn làm rõ sự căm ghét sâu sắc những cổ tục đã đầy đoạ và làm khổ mẹ của chú bé Hồng bằng các động từ mạnh: vồ, nhai, cắn, nghiến. (5) Không chỉ vậy, câu văn còn cho ta cảm nhận được Hồng là một đứa con vô cùng yêu và kính trọng mẹ. (6) Đồng thời làm nổi bật tình cảm lớn lao, tha thiết, mạnh liệt cậu dành cho mẹ. (7) Cuối cùng, nó giúp người đọc thấy được tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú cùng tình yêu mẹ của nhà văn Nguyên Hồng dưới ngòi bút tinh tế của ông. (8)