​Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Ngữ văn 8, tập hai) Câu 1: Đoạn văn đã cho thấy tầm nhìn của một vị vua như thế nào? (Trình bày trong khoảng 3 - 5 dòng)

2 câu trả lời

Câu 1: Đoạn văn đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước, khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Đại La xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Thời gian sau đó, thành Đại La vẫn là kinh đô của các nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê trung hưng và đang là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại La thực sự là "nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.Chiếu dời đô cho ta thấy tầm nhìn của một vị vua là một cái nhìn toàn diện sâu sắc và chính xác về tất cả các mặt.

HỌC TỐT NHÉ BẠN!!!UwU

Từ đoạn văn trên ta thấy rõ tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua. Vị vua đã đưa ra cái nhìn khách quan và toàn diện, không chọn theo mục đích riêng của mình mà còn là vì lợi ích sau này của cả một dân tộc, một đất nước. Qua đó, ta thấy vị vua này quả là một vị vua hiền minh, có tài và luôn yêu nước thương dân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước