Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng ta chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.” Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn: Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Câu 3 (1,0 điểm): Tìm một câu ghép có trong đoạn trích và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó? Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?

2 câu trả lời

`1`.

PTBĐ: Nghị luận

`2`.

`-` Nó là lời dẫn trực tiếp bổ sung thêm ý nghĩa cho sự diễn đạt của đoạn căn.

`-` Công dụng của dấu hai chấm:Dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp của Đôn ki hô tê.

`3`

Câu ghép: Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng ta chỉ mơ thôi thì chưa đủ.

`-` Quan hệ từ: nhưng.

`-` Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ tương phản.

`4`

`-` Sống lạc quan, hướng tới những điều tích cực để thấy cuộc sống này còn bao điều ý nghĩa, tươi đẹp ẩn chứa xung quanh ta

`-` Hãy cứ sống hết mình, nhiệt huyết với những tháng năm tươi đẹp của tuổi trẻ, đặt niềm tin vào quyết định mình đưa ra, cứ việc ước mơ rồi thực hiện dần cũng được vì cuộc đời này đâu ai đánh thuế được ước mơ của bạn.

`#` `Tranhoang40860`

Câu 1: PTBĐ chính của đoạn trích là nghị luận.

Câu 2: Công dụng của dấu 2 chấm trong câu là:

→  Đánh dấu lời đối thoại của Đôn-ki-hô-tê.

Câu 3: Câu ghép: Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng ta chỉ mơ thôi thì chưa đủ.

→ Quan hệ ý nghĩa: quan hệ tương phản.

- Giải thích: bởi vì có quan hệ từ "nhưng" chỉ sự đối lập, tương phản.

Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học rằng: Ước mơ chúng ta có thể bất cứ khi nào cũng đạt được nhưng điều quan trọng nhất để biến ước mơ thành sự thật đó là lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ và luôn luôn tự tin! Con người chỉ thật sự sống có ý nghĩa khi có ước mơ, niềm tin và hi vọng. Một người sống không có khái niệm hoài bão, ước mơ thì rất dễ bị suy sụp trước những biến động của cuộc đời.