Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" (“Quê hương”, Tế Hanh) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó.

2 câu trả lời

*Trong đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ

+ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Biện pháp tu từ: so sánh

⇒ Gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài

+ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Biện pháp tu từ: nhân hóa

⇒ Được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công.

+ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.

⇒  Hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.

+ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Biện pháp tu từ: nhân hóa

⇒ Làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời: - So sánh: +hăng như con tuấn mã => hình ảnh chiếc thuyền thêm sinh động hơn

                               + cách buồm giương to như  mảnh hồn làng

Đó là đáp án của mình, có thể đúng hoặc sai, bạn nên cân nhắc

-----------------------Chúc bạn học tốt--------------------------