Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu về tác giả và văn bản đó?
2 câu trả lời
Đoạn thơ trên trích trong văn bản : " Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ
Năm sinh-mất : 10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989
+ Tên khai sinh Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Việt Nam.
+ Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
=> Bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt với những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu về tác giả và văn bản đó?
- Đoạn thơ trên trích trong văn bản Nhớ rừng
- Của tác giả Thế Lữ
* Giới thiệu tác giả:
- Thế Lữ, tên khai sinh Nguyễn Đình Lễ là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu.
* Giới thiệu văn bản:
- Bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.