Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự Câu 2: Hãy xác định từ loại của từ “gậm”, “khối căm hờn” . Nêu cách hiểu của em về từ “gậm”, “khối căm hờn” và nêu tác dụng của cách dùng từ này? Câu 3: Ta có thể thay từ “gậm” bằng từ “ngậm” và từ “ khối” bằng từ “nỗi” được không? Câu 4: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ? Câu 5: Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ của tác giả trong đoạn thơ? Câu 6: Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý nghệ thuật gì? Câu 7: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên theo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng một kiểu câu đã học chỉ rõ và gạch chân kiểu câu đó

2 câu trả lời

Câu 2 :

"Gậm" là động từ

Từ "khối căm hờn" là danh từ

Gậm": nỗi uất ức bị kìm hãm phải gậm nhấm

-"Khối căm hờn": Nỗi cơm phẫn bị dồn nén lại thành hình khối

=> Tác dụng :Thể hiện rõ nỗi căm uất, ngao ngán, khinh ghét thực tại 

Câu 3 :

Không thể thay từ "gậm" bằng từ "ngậm", từ "khối" bằng từ "nỗi" 

 Bởi vì nó làm mất sắc thái diễn tả của câu thơ, đó là nỗi đau tột cùng của chúa sớn lâm bị nhốt trong sở thú.

Câu 4 :

Tư thế "nằm dài trông ngày tháng dần qua" của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú cho thấy nó đã quá chán nản và tuyệt vọng về số phận không thể xoay chuyển của một  vị chúa tể sơn lâm.

Câu 5 : 

Tác dụng :

+ Nhấn mạnh hình ảnh của chúa tể sơn lâm

+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

+ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

Câu 6 :

- Thông qua tâm trạng con hổ, tác giả muốn nói về tâm trạng của hàng nghìn thanh niên yêu nước Việt Nam đang phải chịu sự kìm kẹp, giam lỏng của bọn thực dân, đó là tâm trạng khinh thường, chán ghét sự giả dối, xảo trá của giặc, đó là nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát ( dụ ý nghệ thuật ẩn dụ)

Câu 7 :

Thế Lữ - là  cây bút tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính là bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây là một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lữ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư của con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp: "Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tự lự". Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ. "Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp biến hoá, cân xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.

Câu 2 :

a, Từ "gậm" là động từ

Từ "khối căm hờn" là danh từ

- Gậm: sự gặm nhấm một nỗi đau đớn, nỗi khổ dai dẳng theo năm tháng

- Khối căm hờn: sự căm hờn tích lũy dồn nén lớn dần thành khối hữu hình theo năm tháng

Cách dùng từ này là một cách sử dụng từ độc đáo của nhà thơ. "Gậm" cho thấy một sắc thái đau đớn tột cùng cao hơn từ "gặm" hay được dùng. "Khối căm hờn" làm cho hình ảnh của sự căm hờn tích lũy dồn nén lớn dần thành khối hữu hình theo năm tháng. Từ đó, cách sử dụng từ ngữ như vậy giúp cho nỗi đau trong tâm trạng của hổ được biểu hiện vô cùng rõ ràng, chân thực và sinh động

Câu 3 : 

Không thể thay từ "gậm" bằng từ "ngậm", từ "khối" bằng từ "nỗi"  vì nó làm mất sắc thái diễn tả của câu thơ, đó là nỗi đau tột cùng của chúa sớn lâm bị nhốt trong sở thú.

Câu 4 : 

Tư thế "nằm dài trông ngày tháng dần qua" nói lên tình cảnh bị giam hãm, bị nhốt trong sở thú. Chúa sơn lâm từng có quá  khứ oai hùng nơi rừng sâu nước độc nay rơi vào tình cảnh giam hãm, bị coi là thứ đồ chơi bên những thứ giả dối, kém cỏi, tầm thường. Hổ cứ như vậy trông ngày tháng dần qua trong vô vọng, chán chường.

Câu 5 : 

Tác giả đã đùng đảo ngữ một  loạt những động từ lên trên đầu dòng thơ như "Gậm, Khinh, Chịu". Tác dụng: nhấn mạnh được hành động của chúa sơn lâm, phục vụ cho việc bày tỏ cảm xúc, tâm trạng đau đớn của chúa sơn lâm rơi vào cảnh bị giam hãm, cũng như nhân dân lúc bấy giờ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm