Điều gì là quan trọng? sinh: Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học -Các em có thấy gì không? Cả phòng học vang lên câu trả lời: -Đó là một vệt đen. Thầy giáo nhận xét: -Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận: -Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.Trình bày bài viết khoản 200 từ[không chép mạng , cần gấp]

1 câu trả lời

Câu chuyện "Điều gì là quan trọng?" để lại trong em rất nhiều suy nghĩ. Và đặc biệt, em ấn tượng với câu chuyện cách nhìn rút ra từ vết mực đen.

Vết mực đên hiểu thông thường chính là những điều chưa tốt. Đặc biệt khi đó là vết đen trên tờ giấy trắng phớ. Người ta chỉ nhìn vết mực đen mà quên đi rằng tờ giấy trắng mới là cái trước nhất ta thấy. Đó là thực trạng không hề xa lạ khi con người sống và chỉ mải nhìn chằm chằm vào khuyết điểm. Người ta dễ dàng bỏ qua mọi ưu điểm để tập trung và chỉ trích cái sai. 

Chúng ta hay có xu hướng như vậy bởi mực đen bao giờ cũng để lại ấn tượng về điều xấu. Vết mực vô tình hủy hoại tờ giấy và có thể khiến tờ giấy ấy bị hủy bỏ vì không ai quan tâm. Nhưng nếu ta cứ nhìn mọi thứ với cái nhìn phiến diện và chỉ biết tập trung vào lỗi lầm thì điều gì sẽ xảy đến? Con người sẽ dần trở nên cực đoạn hơn trong ánh nhìn. Một vài lầm lỗi không khiến giá trị của một điều tốt đẹp tan biến.

Chúng ta hãy là tờ giấy trắng. Và dầu bạn và tôi, chúng ta dù có mực, nhưng cũng đừng bị mực nhúng chàm mà phải luôn luôn biết nhìn nhận mọi thứ khách quan nhất có thể. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước