Đề: Lập dàn ý chi tiết đoạn 1 trong bài thơ “Tây Tiến” của Quan Dũng.

1 câu trả lời

I . Mở Bài.

Giới thiệu chung về tác giả Quang Dũng(1921-1988)

`->` Tác Phẩm ''Tây Tiến''

`->` Đoạn trích.

II. Thân Bài.

1. Khái quát.

- Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng , lãng mạn và đa tài.

- 1948, Quang Dũng từng là đại đội trưởng chuyển sang đơn vị khác nhớ về những kỉ niệm ân tình với đồng đội cũ ông đã xúc động sáng tác bài thơ ''Tây Tiến''.

- Bài thơ có sự kết hợp độc đáo giữ chất thi ca , âm nhạc , ngôn ngữ có sự giao thoa giữa các lớp từ của đời sống.

- Với ngòi bút hiện thực lãng mạn Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tượng đài bất hủ về người lính cách mạng qua bài thơ ''Tây Tiến''

- Qua khổ thơ thứ nhất cho ta thấy được khung cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ , dữ dội và hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân vất vả , gian lao.

2. Phân tích.

`@` Nỗi nhớ dồn nén , cất lên thành tiếng gọi đầy  tha thiết , thiêng liêng:

'' Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi ''

- ''Sông Mã'' là người bạn đường chung thủy  , chia sẻ , chứng kiến mọi buồn vui trong suốt chặng đường chiến đấu của người lính.

- ''Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi'' : Là một sáng tạo tài hoa của Quang Dũng khiến cho nỗi nhớ ấy trở nên thật cụ thể , hữu hình . Nỗi nhớ ấy vừa mênh mang ,lan tỏa trong không gian  , vừa thăm thẳm cùng thời gian.

`@` Cảnh núi rừng miền Tây hiện ra qua những địa danh cụ thể:

'' Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.''

`->` Bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra nhiều sức gợi:

- Núi rừng miền Tây âm u , tràn ngập sương núi , sương mù khiến cho hình ảnh đoàn quân có lúc đang hiện ra có lúc đang chìm đi trong màn sương ''Sài Khao'' dày đặc.

- Chữ ''mỏi'' làm câu thơ níu xuống .

- Câu thơ sau lại bất ngờ hiện ra vẻ đẹp huyền ảo , lung linh vừa hào hùng khi xuất hiện '' hoa về'' trong đêm khơi.

`@` Hình ảnh dốc núi:

'' Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây sung ngửi trời

Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''

- Các từ láy tượng hình: ''khúc khuỷu , thăm thẳm , heo hút '' 

`->` Quang Dũng đã sử dụng rất đắt các từ láy giàu giá trị tượng hình. Các từ láy gợi độ cao chất ngất của những đỉnh núi và độ gập ghềnh , gấp khúc của những đèo dốc trên đường hành quân.

- ''Thăm thẳm '' còn gợi độ sâu hun hút khi nhìn từ trên cao của những vực đá.

- Nhịp thơ 2/2/1/2 như hằn nên hơi thở nặng nhọc của người lính.

- Nghệ thuật đảo ngữ : ''Heo hút cồn mây'' gợi sự vắng vẻ , hoang vu , đặc tả độ cao của đỉnh núi.

- Thủ pháp tu từ nhân hóa '' súng ngửi trời'' : cách đo chiều cao riêng của người lính , cách nói đậm chất lính tráng.

'' Ngàn thước lên cao ,ngàn thước xuống'':

- Hai hình ảnh chuyển động trái chiều trong không gian cho thấy sự bẻ đôi đến chóng mặt giữa độ cao và độ sâu.

`->` Gợi ra hình ảnh một khối núi cao chất ngất như muốn đâm toạc cả chân mây.

''Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''

- Câu thơ tạo ra sự cân bằng cảm xúc cho người đọc với 7/7 thanh bằng . 

- Cảnh trả rộng muôn xa với ngôi nhà thấp thoáng , ẩn hiện như bồng bềnh giữa biển khơi.

`@` Hình ảnh người lính:

'' Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũi bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.''

-'' Anh bạn ... quên đời!'': Người lính Tây Tiến quá mệt mỏi , chịu nhiều gian khổ nên có lúc họ đã thiếp đi trong một giấc ngủ vô tư , cũng có thể là người lính đã ra đi mãi mãi trong tư thế nhẹ nhàng , gửi lại cuộc hành quân ấy cho đồng đội của mình.

`->` Đằng sau câu thơ là những tiếng nấc thầm , nghẹn ngào của Quang Dũng dành cho đồng đội.

- Những câu thơ tiếp :

`+` Núi rừng miền Tây còn tiếp tục tạo ra muôn vàn hiểm nguy , đe dọa : rừng già , thú gầm , thác đổ đầy oai linh .

`+` Hình ảnh cuối đoạn thơ là hình ảnh đẹp , là nỗi nhớ của tác giả về tình quân dân nồng nàn , da diết. Sau những lúc hành quân mệt mỏi người lính được buông thả lòng mình , cùng nhau bên bữa cơm chiều , được hít hà mùi hương của nếp xôi quyện vào làn khói lam chiều ngây ngất , bồi hồi.

3.Đánh giá về nội dung , nghệ thuật

 Trong đoạn thơ Quang Dũng đã sử dụng rất đắt các địa danh cùng những nét bút gân guốc , rắn rỏi. Bút pháp vừa hiện thực xen lẫn lãng mạn . Đoạn thơ đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên , núi rừng miền Tây cùng cuộc hành quân đầy vất vả , gian lao của người lính Tây Tiến. Bức tranh thiên nhiên ấy trở thành tấm phông nền vĩ đại góp phần tôn nổi khí phách anh hùng của người lính với ý chí , nghị lực thật phi thường. 

III. Kết bài

- Khái quát lại tác phẩm , đoạn trích.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm