Đề kiểm tra lịch sử 8- bài thi lại Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Câu 2: Nêu tình hình nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất Câu 3: Nêu tình hình nước Anh từ cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 Biểu điểm: Câu 1: Nguyên nhân: 1 điểm Diễn biến GĐ 1: 2 điểm Diến biến GĐ 2: 2 điểm Kết quả: 1 điểm Câu 2:2 điểm câu 3: 2 điểm mik sẽ chấm điểm cho các bn sau đó

2 câu trả lời

Câu 1:

- Nguyên nhân sâu xa:

     + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

     + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

- Nguyên nhân trực tiếp:

     + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

- Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.

- Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới

- Ngày 28/07/1914 áo - Hung tuyên chiến với Xecbi

- Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp

- Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 2:
-Nước Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh.

-Phong trào đấu tranh của công nhân lên cao.

-Đảng cộng sản Nhật thành lập(7/1922)

-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản phát triển không ổn định.

Câu 3:

*Kinh tế:

-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ phát triển nhanh và trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.

-Đứng đầu thế giới về các ngành sản xuất ô tô, dầu lửa, thép

-Tài chính: nắm 60% trữ lượng vàng của toàn thế giới.

*Xã hội:

-Người lao động Mĩ bị bốc lột nặng nề.

-Nạn phân biệt chủng tộc gay gắt.

-Phong trào công nhân phát triển mạnh.

-Tháng 5/1921, Đảng công sản Mĩ được thành lập.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc cầm đầu ở châu Âu về sự phát triển không đồng đều
  • Sự phân chia không tương xứng về thuộc địa giữa các nước đế quốc. Anh và Pháp (các nước đế quốc già) chiếm hầu hết các thuộc địa. Trong khi Đức, Mĩ (các đế quốc trẻ) lại ít thuộc địa

Nguyên nhân trực tiếp

  • Ngày 28 tháng 6 năm 1914, thái tử Ao-Hung bị phần tử người Serbia ám sát. Đây được coi là sự kiện “giọt nước tràn ly” để các nước đế quốc tranh giành và phân chia lại thuộc địa trên thế giới.
    Diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất
    • Ngày 01 tháng 08 năm 1914: Đức tuyên chiến với Nga => Chiến tranh chính thức bùng nổ và lan rộng trên thế giới.
    • Ngày 28 tháng 07 năm 1914: Áo-Hung tuyên chiến với Xecbi
    • Ngày 03 tháng 08 năm 1914: Đức tuyên chiến với Pháp
    • Ngày 04 tháng 08 năm 1914: Anh tuyên chiến với Đức
    • Pari của Pháp bị uy hiếp bởi Đức tập trung lực lượng ở phía Tây nhằm mục đích đánh bại Pháp
    • Nga cứu nguy cho Pháp khi tấn công quân Đức ở phía Đông
    • Từ năm 1916, cả hai phe ở thế cầm cự
    • 4/1917, Mỹ chính thức tham gia vào phe hiệp ước
    • Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Nga chính thức rút khỏi chiến tranh do giành được Cách mạng tháng 10 Nga
    • Tháng 7 năm 1918, Anh với Pháp phản công
    • Năm 1918 vào tháng 9, ba nước Anh Pháp Mỹ tổng tiến công, Đức và các nước đồng minh đầu hàng
    • Ngày 9 tháng 11 năm 1918, Cách mạng tại Đức bùng nổ, lật đổ nền dân chủ tại đất nước này
    • Ngày 11 tháng 11 năm 1918, quân Đức đầu hàng vô điều kiện, cùng lúc đó Áo-Hung cũng thất bại

    Chiến sự này được gọi là chiến tranh thế giới là bởi có 38 nước đế quốc lao vào cuộc chiến để tranh giành đấu đá đòi quyền lợi. Qua diễn biến của chiến sự, chúng ta cũng có thể biết được diễn biến chính của giai đoạn thứ nhất cũng như giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như nào.

    Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

    Sau thời gian căng thẳng chiến đâu giữa hai phe Liên minh và Hiệp ước, cuối cùng phe Liên minh đã thất bại, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, những thiệt hại vô cùng nặng nề cho các nước tham gia.

    • Thảm họa cho nhân loại
    • Nhiều địa danh bị phá hủy, thành phố, làng mạc bị tàn phá gây thiệt hại nhiều tỷ đô la
    • Bản đồ thế giới bị phân chia lại, các nước thắng trận thu lợi lớn
    • Nhiều nước châu Âu đã trở thành con nợ của nước Mỹ
    • Cuộc chiến sự này thực sự không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mà còn khiến mâu thuẫn đó dâng ngày một cao hơn.
    • Cách mạng vô sản dẫn đến cao trào, nhân dân lao động ở nhiều thuộc địa thức tỉnh và nhận thức được việc đấu tranh.
    • Các nước châu Âu bị tụt hậu
    • Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất và trật tự sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

    => Ba nước Anh Pháp Mỹ mở rộng thêm nhiều thuộc địa, trong khi Đức mất hết các thuộc địa

    => Từ chính trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này, Cách mạng Nga đã phát triển mạnh mẽ và dẫn đến thành công. Như vậy, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên là vô cùng to lớn.
    CÂU 2:

    - Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì thế Nhật Bản đã thu được nhiều lợi, nhất là về kinh tế (sản lượng công nghiệp tăng 5 lần). Nhưng kinh tế Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu.

    + Ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp.

    + Giá gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.

    + Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi. Tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

    - Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính:

    + Làm 30 ngân hàng phải đóng cửa.

    + Làm mất lòng tin của nhân dân và giới kinh doanh vào chính phủ.

    + Chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.

    CÂU 3:

    - Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút, bị Mĩ và Đức vượt qua.

    - Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa

    - Trong công nghiệp: nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim,… đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

    - Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.