Đề đọc hiểu số 2 Mở đầu bài thơ " Ông đồ " , Vũ Đình Liên viết : " Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già .... Và kết thúc bài thơ , tác giả viết : Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa ... " Câu 3 : Mỗi cách gọi " ông đồ già " , "ông đồ xưa " có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ? Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về Vũ Đình Liên và bài thơ " Ông đồ " ( khoảng 5 - 7 câu ) trong đó có sử dụng phép thế , gạch chân những từ sử dụng phép thế ?
2 câu trả lời
Câu 3:
Ông đồ già: khắc họa chân thực hình ảnh ông đồ với tuổi cao, với hình ảnh nhuốm màu thời gian
Ông đồ xưa: nhằm thể hiện nuối tiếc về một thời quá khứ đã qua
Câu 4:
Vũ Đình Liên là một tác giả nổi bật trong phong trào Thơ mới. Ông là con người luôn đau đáu với những giá trị truyền thống xưa cũ. Qua bài thơ "ông đồ", ta đã thấy được vô vàn trăn trở trong thi nhân về giá trị văn hóa truyền thống. Vũ Đình Liên không chỉ đau đáu cho một kiếp người mà ông còn bày tỏ những nỗi niềm về văn hóa, về truyền thống. Tục viết chữ Nho mỗi dịp Tết đến, xuân về là nét đẹp của quá khứ xa xôi nhưng đang bị đánh mất dần theo thời gian. Vũ Đình Liên không chỉ đang nói thay nỗi lòng cho kiếp người, cho văn hóa mà còn như ngấm ngầm rơi lệ cho kiếp nhà Nho, cho ông đồ xưa.
phép thế in đậm
$Quangthiteo123$
Câu 3:
- Các cách gọi trên nhằm mục đích làm cho hình ảnh ông đồ được khắc họa kĩ hơn. Đó là sự già nua, cô đơn, lạnh lẽo của ông đđồl mệt mỏi. Làm cho mọi người cảm thương. Đồng thời là làm nổi bật thời thế đã thay đổi, hình ảnh ông đồ đã "cũ" không còn giá trị.
Câu 4:
Bài thơ " Ông đồ" của vũ đình là 1 tác phẩm rất sâu sắc!. Với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Hoa đào từ lâu đã trở thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. hững nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca nhà nho nét huyền, một tài năng nghệ thuật. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Phép thế: Nhà nho ( ông đồ ).