Đề cương ôn tập Lịch sử 6 1. So sánh người tối cổ và Người tinh khôn (Thời gian xuất hiện, cấu tạo cơ thể, công cụ sản xuất, tổ chức xã hội) 2. Những thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại 3. Các thành tựu văn hóa nào của người phương Tây cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay? 4. Những lý do ra đời của Nhà nước Văn Lang 5. Vẽ sơ đồ Nhà nước Văn Lang. Nêu nhận xét của em về tổ chức nhà nước đó 6. Nêu đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Những phong tục tập quán của cư dân Văn Lang còn được lưu giữ đến ngày nay?.

2 câu trả lời

1.

- Con người:

+ Người tối cổ: chưa tiến hóa hoàn toàn, trí thông minh kém, sống trong hang động.

+ Người tinh khôn: tiến hóa đầy đủ, trí não thông minh, sống trong môi trường sạch sẽ.

- Công cụ sản xuất:

+ Người tối cổ: hầu hết làm từ đá (đồ đá), sản xuất còn lạc hậu, đói nghèo, đã biết dùng lửa để nấu ăn.

+ Người tinh khôn: biết sử dụng kim loại để chế tạo dụng cụ, sản xuất, kinh tế phát triển.

- Tổ chức xã hội:

+ Người tối cổ: Chưa có sự phân hóa giai cấp giàu nghèo.

+ Người tinh khôn: Phân hóa thành nhiều giai cấp.

2. Những thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại:

- Tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) và số

- Sáng tạo ra lịch (Âm lịch), làm đồng hồ đo thời gian.

- Toán học: nghĩ ra phép đếm, số pi.

- Xây dựng nên các công trình kiến trúc đồ sộ: kim tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...

3. Thành tựu văn hóa thời cổ đại ở phương Tây còn được sử dụng đến ngày nay là hệ chữ cái La-tinh( hệ chữ cái a,b,c,...) và lịch dương.

4. Những lí do ra đời nhà nước Văn Lăng:

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.

- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.

5. 

- Ảnh mk để dưới nha.

- Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta sau này.

6. 

Đời sống tinh thần:

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

Những phong tục tập quán của cư dân Văn Lang còn được lưu giữ đến ngày nay:

- Tục làm bánh chưng bánh giầy.

- Tục thờ cúng tổ tiên.

- Chôn người chết.

- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.

- Thuật luyện kim.

#Pawn

1.

Người tối cổ :Xuất hiện khoảng 3 đến 4 triệu năm trước.(xuất hiện sau)

Người tinh khôn:Xuất hiện 4 vạn năm trước.(xuất hiện trước)

Người tối cổ :đi bằng hai chân đôi tay trở nên khéo léo có thể cầm nắm và biết sử dụng hòn đá ,cành cây làm công cụ lao động.(giai đoạn đầu)

Người tinh khôn:cấu tạo cơ thể giống như con người ngày nay ,thể tích sọ não lớn hơn,tư duy phát triển .(giai đoạn phát triển)

Người tối cổ:Đá được ghè đểu có hình thù rõ ràng(còn quá nghèo)

Người tinh khôn:Đá mài,xương,sừng,đồ gốm.

*Xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

2.

Phương Đông:Sáng tạo ra lịch và biết sử dung lịch âm,biết làm ra đồng hồ tính thời gian bằng ánh nắng mặt trời.Sáng tạo ra chữ viết gọi là chữ tượng hình,viết trên giấy pa-pi-rút,trên mai rùa,trên thẻ tre và các phiến đất sét,...

Toán học:là phát minh ra cách đếm tới mười,các chữ số từ 1 đến 9 đến số 0 tính được số bi là 3,16.

Kiến trúc:Kim Tự Tháp ở Ai Cập,thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

Phương Tây:Biết làm ra lịch và sử dụng lịch dương.

Sáng tạo hệ chữ cái a,b,c,...có 26 chữ cái gọi là chữ cái La Tinh,đang được dùng phổ biến hiện nay.

Các nghành khoa học:Phát triển cao,đặt nền móng cho các nghành khoa học sau này.

Một số nhà khoa học:Ta-lét,Pi-ta-go,Ơ-cơ-lít(trong toán học)Ác-si-mét(trong vật lí)Tu -xi-đít,Hê-rô-đốt(trong lịch sử).

Kiến trúc:đền Pác-tê-nông ở A-ten,đấu trường Cô-li-dê ở Rô Ma,thần vệ nữ ở Mi Lô.

3.Sử dụng đến ngày nay là chữ cái La Tinh:a,b,c....

4.Vào khoảng thế kỉ thứ VII TCN ở vùng đồng bằng các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành các bộ lạc,lớn mạnh nhất là BL VL.Bộ Lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc khác thành nước Văn Lăng do vua Hùng đứng đầu đóng đô ở ở Bạch Hạc (Việt Trì,Phú Thọ )ngày nay.

5.                      Hùng Vương

                Lạc tướng           Lạc hầu

         Lạc tướng                       Lạc tướng

   Bộ chính           Bộ chính                Bộ chính

(chiềng,chạ)       (chiềng,chạ)        (chiềng,chạ)

Nhận xét:Còn sơ khai,nghèo nàn,còn chưa chặt chẽ,vua chưa có quyền cao.

6.Ăn uống:cơm nếp,cơm tẻ,rau,thịt,cà,cá.

Mặc:Nam:đóng khố,mình trần.

Nữ:váy,áo xẻ giữa.

Nơi ở:nhà sàn.

Phong tục:xăm mình,nhuộm răng,ăn trầu.

Đi lại :thuyền.

Lễ hội:nhảy múa,ca hát,đua thuyền.

Tín ngưỡng:thờ cúng các lực lượng tự nhiên,tổ tiên.

Còn được lưu giữ đến ngày nay:Xăm mình,ăn trầu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm