Đề bài 01: cầu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Bấy giờ, có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước. Chú bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ: - Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện. Sứ giả vào. Chú đứa bé bảo: - Ông về tâu với vua, đúccho ta một con ngựa sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này. Sứ giả vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Vua ngay lập tức sai thợ đêm ngày phải làm làm cho đủ những đồ vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Aó vừa mặc xong đã chật níc. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con hàng xóm cũng vui lòng gom góp gạo thóc để nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú bé giết giặc, cứu nước”. (Trích truyền thuyết Thánh Gióng) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai? Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh nào? Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” . Câu 4: Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”? Đề bài 02: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại. Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” (Trích Sự tích Hồ Gươm) Câu 1. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm? Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnhvệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh sau khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước. Câu 4.Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này?
2 câu trả lời
Đề bài 01:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai?
⇒ PTBĐ : Tự sự
⇒ Nhân Vật chính : Thánh Gióng
Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh nào?
⇒ " - Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện "
⇒ Trong hoàn cảnh còn đang nằm nôi
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” .
⇒ Ý nghĩa : cùng nhau đồng lòng đoàn kết chống giặc
Câu 4: Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”?
⇒ Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh, lứa tuổi của Thánh Gióng. Đặt tên như vậy là để tưởng nhớ và noi gương người anh hùng cứu nước nhỏ tuổi.
Mục đích của Hội khỏe Phù Đổng là động viên học sinh rèn luyện sức khỏe để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đề 01:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
⇒ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự
Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh nào?
⇒ Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là "Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện" ; Chú bé nói câu đó trong hoàn cảnh giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” .
⇒ Ý nghĩa là tinh thần đoàn kết dân tộc , sự giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh xã hội và sự tương thân tương ái giữa người với người
Câu 4: Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”?
⇒ Vì hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, tinh thần đoàn kết tập thể, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao
Đề 02:
Câu 1. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào?
⇒ Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Nhân dân ta đã đánh bại giặc Minh đối hộ, đời đô về Thăng Long. - Cảnh đòi gươm và trả gươm: Khi vua ngự thuyền du ngoạn thì rùa vàng đòi gươm, Vua nâng gươm trả lại cho rùa vàng, rùa vàng lặn xuống nước
Câu 2. Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm?
⇒ Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. ... Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm
Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh sau khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước.
⇒ Ý nghĩa của hình ảnh đó là: Lưỡi gươm được lấy ở dưới hồ, chuôi gươm được tìm thấy ở trong rừng điều này thể hiện sự khó khăn để lấy được thanh gươm và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Dù cho thanh gươm có chìm xuống đáy biển thì nó vẫn nằm trong tim người dân 1 vũ khí đã giúp nước ta chống giặc
Câu 4.Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này?
⇒ Giới thiệu những điều là:
-Ngày xưa thì Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm có tên gọi là Hồ Tả Vọng
-Khi xưa, Lê Thận đánh cá ở hồ đã tìm được lưỡi gươm, Lê Lợi lên núi đã lấy được chuôi gươm
-Khi đất nước đã hoà bình thì Long Quân sai Rúa vàng đòi lại gươm và nhà vua đã trả lại gươm cho Long Quân
-Bài viết:
Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính. Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cả mặt hồ như được dát vàng óng ánh. Cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Tháp Bút uy nghi vươn thẳng trời. Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và lộng lẫy. Em rất yêu phong cảnh của Hồ Gươm.
chúc bạn học tốt ạ ,xinctl hay nhất ạ
NĂM MỚI ZUII ZẺ <3