ĐỀ 7 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ , oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. (Trích truyền thuyết Thánh Gióng) Câu 1: Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? Câu 2: Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? Câu 3: Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân em. Câu 4: Viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu về 1 hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất .

2 câu trả lời

Câu 1: Theo em việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng đã cho ta thấy ý nghĩa to lớn về lòng biết ơn của dân tộc ta khi được Thánh Gióng giúp đánh giặc giữ nước. Ngoài ra việc làm này cũng như là một món ăn tinh thần của nhân dân để họ tin tưởng về một tương lai tươi đẹp của đất nước một tương lai đất nước luôn có như người như Thánh Gióng, là đứa con được trời cử xuống để giúp dân giúp nước khi đất nước lâm nguy.

Câu 2: Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em thấy tinh tần yêu nước chống giặc ngoại xâm dân tộc ta quả thật rất vĩ đại. Việt Nam là nước có 4000 năm lịch sử hào hùng với 4000 thế hệ đã ngã xuống cho đất nước. Truyện Thánh Gióng cũng thế, truyện như một lời khích lệ và bày tỏ niểm tin mãnh liệt rằng khi đất nước lâm nguy sẽ luôn có và mãi có những anh hùng ra trận dám hi sinh bản thân mình. Mặt khác truyện cũng gợi nhắc cho ta về những người hậu tuyến, tuy họ không trực tiếp tham gia chiến trận nhưng họ là một hậu phương vững chắc, là ngôi thánh đường ấp ủ tinh thần cho lớp lớp quân nhân ( như trong truyện người dân đã chuẩn bị vũ khí cho Thánh Gióng ra trận ...). Tất cả những điều ấy cho thấy dân tộc ta là một dân tộc đại đoàn kết và rất dũng cảm, khi đất nước lâm nguy sẽ luôn có một sức mạnh vĩ đại xuất hiện mang tên " dân tộc Việt Nam" một sức mạnh đẩy lùi mọi quân xâm lược, một sức mạnh cắt đôi được biển Đông.
Câu 3: Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi sức trẻ Việt Nam những người nắm trong tay vận mệnh đất nước. Thánh Gióng ở đây là thay thế cho các bạn trẻ thời nay, những người mang cho mình một nhiệt huyết một niềm tin chắc chắn và một sự tự tin mạnh mẽ sẵn sàng xông pha phát triển cho đất nước khi cần thiết. Vì vậy em rút bản thân mình được bài học rằng em nên cố gắng như bao lớp trai anh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ để sau này còn là thế hệ chủ chốt cho đất nước. Em sẽ:
+ Cố gắng học giỏi
+ Vân lời cha mẹ thầy cô
+ Cố gắng điểm cao giúp bạn bè khi gặp khó khăn
+ Luôn tham gia các hoạt động tự thiện một cách nhiệt huyết nhất
...
Câu 4: 
 Hình ảnh Thánh Gióng lao vào quân giặc là hình ảnh rất đẹp và gây ấn tượng nhất cho em. Thánh Gióng là một người dũng cảm, một mình ông dám tiến xông vào hàng ngàn kẻ địch mà không lo sợ, nao núng. Hình ảnh ấy chợt làm cho em liên tưởng đến chính con người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Ta có thể dễ dàng thấy hàng ngàn các y bác sĩ dám xông pha nơi tiền tuyến để chống lại dịch bệnh mà không hề nao núng, hàng ngàn anh chị tình nguyện viên làm tự thiện ngày đêm mong muốn xây dựng nước nhà phát triển hơn, ... Điều ấy làm cho em suy nghĩ rất nhiều và mong muốn bản thân cũng góp công cho xã hội và em tự nhủ mình phải làm nhiều hơn. Tóm lại hình ảnh Thánh Gióng lao vào quân giặc luôn là một hình ảnh đẹp mà em sẽ mãi ghi nhớ.

@Hômnaytôibịrob

Câu 1 : 

Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa là : 

- Thể hiện sự tôn thờ và kính trọng Thánh Gióng -  người đã cứu nước khỏi giặc Ân.

- Thể hiện lòng biết ơn của mọi người đối với công lao của Thánh Gióng.

- Giáo dục thể thế sau về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Câu 2 :

Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước.

Câu 3 : 

Truyện ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm dám đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm của những vị anh hùng Việt Nam, đồng thời tượng trưng cho những người dân Việt Nam.

Từ đó em thấy bản thân mình phải cố gắng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để sau này trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu mạnh và phát triển.